Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đủ điện đến hết năm, quạt tích điện ế ẩm giá giảm mạnh

(DS&PL) -

Sau "cơn sốt" vào tháng trước, quạt tích điện được các cửa hàng kinh doanh hạ giá, vẫn ít người mua.

Theo báo Vietnamnet, khoảng đầu tháng 6, một số tỉnh miền Bắc trải qua chuỗi ngày mất điện luân phiên khiến nhu cầu sử dụng những sản phẩm tích điện, phát điện tăng cao. Trong đó, quạt tích điện được săn lùng hơn cả, nhiều người phải đặt hàng từ 5-10 ngày mới có mà giá tăng từng ngày.

Đủ điện đến hết năm, quạt tích điện ế ẩm giá giảm mạnh. Ảnh: Nông thôn Việt

 

Gần đây, không còn cắt điện luân phiên nữa. Thông tin về kịch bản bảo đảm cung ứng điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải mới đây cho biết, từ nay đến cuối năm 2023 cơ bản không thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cả nước.

Có lẽ vì thế mà khoảng gần 1 tháng qua, người dân ít có nhu cầu mua quạt tích điện, dân buôn đua nhau xả hàng, cắt lỗ để đẩy hàng tồn.

Theo kết quả khảo sát của Nông Thôn Việt, tại một số trung tâm điện máy lớn, mặt hàng quạt tích điện cũng đang được giảm giá mạnh từ 20-40%. 

Quạt tích điện cũng đang được giảm giá mạnh từ 20-40%. Ảnh: Nông thôn Việt

 

Dù quạt tích điện đang giảm giá mạnh, người tiêu dùng vẫn rất thờ ơ với mặt hàng này, lượng mua hàng không đáng kể.

Theo nguồn tin từ báo Lao động, trước đó, thấy nhu cầu của người dân tăng cao, chị Phạm Vũ Thu Phương (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã nhập quạt tích điện về bán.

 

Chị Phương cho biết: "Thời điểm đang lên "cơn sốt" quạt tích điện, nhiều mẫu mã giá tăng cao, không có hàng để nhập về. Quạt tích điện cũng có nhiều loại, xuất xứ khác nhau nên giá cũng sẽ khác nhau. Quạt nhà tôi lấy về là hàng của Việt Nam nên cũng nhỉnh hơn một chút, giá dao động từ 600.000-900.000 đồng/chiếc.

Người bán chịu lỗ để đẩy mặt hàng quạt tích điện. Ảnh: Báo Lao động

 

Đợt đầu nhập về bán chạy lắm, về đợt nào là hết đợt đó. Nhưng khi tình trạng cắt điện không còn thì cũng ít người hỏi hơn hẳn. Bây giờ, nhiều cái mình chịu lỗ để đẩy hàng đi nhưng vẫn khó bán".

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật