Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án điện gió của gia đình “thiếu gia” Tô Công Lý được ưu ái như thế nào?

(DS&PL) -

Công ty Công Lý của gia đình “thiếu gia” Tô Công Lý là chủ đầu tư dự án điện gió Bạc Liêu tại tỉnh Cà Mau.

Công ty Công Lý của gia đình “thiếu gia” Tô Công Lý là chủ đầu tư dự án điện gió Bạc Liêu tại tỉnh Cà Mau. Công ty này được Bộ Công Thương khá ưu ái khi đề xuất mua giá điện cao hơn quy định của Chính phủ.

Dự án điện gió Bạc Liêu của Công ty Công Lý

Công ty Công Lý được thành lập từ năm 2000 do ông Tô Hoài Dân làm Chủ tịch HĐQT. Công ty này đầu tư vào khá nhiều dự án như: bất động sản, xử lý rác, điện gió…

Trong lĩnh vực điện gió, Công ty Công Lý được biết đến là chủ đầu tư dự án điện gió Bạc Liêu.

Dự án điện gió Bạc Liêu là một dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện dùng năng lượng gió đặt tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Dự án xây dựng nhà máy được xây dựng trên khu đất rộng 500ha, và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, chủ đầu tư xây dựng 10 tua-bin gió với tổng công suất 16MW và được khởi công ngày 9/9/2010.

Dự kiến, sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, sẽ có 62 turbin điện gió với tổng công suất là 99MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320 triệu kWh. Cả 62 cột tháp và turbin điện gió đều được đặt trên biển. Cuối năm 2013, giai đoạn 1 của dự án điện gió Bạc Liêu đã chính thức đi vào hoạt động.

Theo dữ liệu của PV, Công ty Công Lý đã có đề xuất với Bộ Công Thương về việc mua giá điện của dự án điện gió Bạc Liêu. Theo giá mà doanh nghiệp của ông Tô Hoài Dân đưa ra là 12 UScent/kWh cho 10 năm đầu. 4 năm tiếp theo Công ty Công Lý đề xuất 10 UScent/kWh, và giá mua các năm còn lại giá 6,8 UScent/kWh.

Trước đề xuất của Công ty Công Lý, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị phê duyệt giá mua điện gió dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư. Theo giá mà Bộ Công Thương đưa ra, 10 năm đầu nhà nước mua lại với mức giá 11,5 UScent/kWh. 4 năm tiếp theo giá 9,6 UScent/kWh, và giá mua các năm còn lại là 6,8 UScent/kWh hoặc theo quy định hiện hành tại thời điểm sau 14 năm dự án vào vận hành thương mại (không bao gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước).

Trước đó, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 37 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Theo Quyết định 37 của Thủ tướng, Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện gió nối lưới thuộc địa bàn do mình quản lý. Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện gió nối lưới do Bộ Công Thương ban hành. Trong đó, thời gian hợp đồng là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại; Giá mua điện cơ sở và nguyên tác điêu chỉnh giá bán điện trong thời gian hợp đồng…

Tại Điều 14, Quyết định 37/2011/QĐ-TTg cũng nêu rõ, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 7,8UScents/kWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 1UScents/kWh thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

Như vậy, theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, giá điện gió được Bên mua mua lại với giá khoảng 8,8UScents/kWh. Thế nhưng, không hiểu vì sao Bộ Công Thương lại đề xuất giá mua lại điện từ Công ty Công Lý trong 10 năm đầu là 11,5UScents (cao hơn khoảng 2,7UScents/kWh).

Giai đoạn 1 của nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất khoảng 56 triệu kWh/năm. Theo cách tính toán cơ học, (56 triệu kWh x 2,7UScents)/ 100 = 1,512 triệu USD chênh lệch/năm.

Theo một dữ liệu của PV, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá điện gió Cà Mau là 9,8 UScents/kWh.

THỦY TIÊN

Tin nổi bật