Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đồng Tháp: Từ “suy nghĩ cho doanh nghiệp ” đến “suy nghĩ như doanh nghiệp"

(DS&PL) -

Đó là ý tưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương về triển khai “Chính phủ kiến tạo phát triển” - thông điệp mới của Chính phủ.

(ĐSPL) – Đó là ý tưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương về triển khai “Chính phủ kiến tạo phát triển” - thông điệp mới của Chính phủ.

Nghị quyết 100/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021” vừa có hiệu lực ngày 18/11/2016 cũng xác định, “Xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ…với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển” và quy định rõ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Phóng viên có cuộc phỏng vấn với Ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” và thực tiễn triển khai thực hiện nguyên tắc này ở địa phương.

PV: Cần hiểu về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” như thế nào cho phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021?

Chủ tịch Nguyễn Văn Dương: Tôi cho rằng nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” là một sự nhận thức lại rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và phù hợp hơn về vai trò của Chính phủ trong tình hình cụ thể của đất nước ta hiện nay. Bản chất của nguyên tắc đã bao hàm ý nghĩa về sự đổi mới rất lớn từ tư duy quản lý, phương pháp điều hành, lề lối làm việc đến sự thay đổi của bản thân từng cán bộ, công chức, viên chức và của cả bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương.

“Nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển” đòi hỏi Chính phủ phải tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho đầu tư phát triển, xóa bỏ mọi rào cản, bảo đảm các điều kiện cần thiết để khuyến khích các bộ phận trong nền kinh tế phát huy tiềm năng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Chính phủ phải hướng đến sự công khai, minh bạch các hoạt động của mình; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo; tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, nhất là về thủ tục hành chính. Chính phủ kiến tạo còn được hiểu là một mô hình Chính phủ hiệu quả, tinh gọn và liêm chính từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương; sử dụng tốt từng đồng thuế của người dân và vận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước.

Ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

PV: Nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy cần hiểu cụ thể như thế nào trong điều kiện cụ thể tại địa phương?

Chủ tịch Nguyễn Văn Dương: Ở góc độ địa phương, tôi cho rằng cần phải quán triệt và thực hiện đấy đủ nguyên tắc này trong xây dựng tổ chức bộ máy nhằm đạt được mục tiêu đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong đó, phải tập trung rà soát, mạnh dạn điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ gắn với tinh giảm biên chế theo lộ trình đề ra. Tôi rất đồng tình với quan điểm cho rằng cần phải rà soát và đẩy mạnh phân cấp nhiều hơn để địa phương có thể chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. 

PV: Với cách hiểu trên về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”, đánh giá, nhìn lại thực tiễn xây dựng tổ chức bộ máy của địa phương thời gian qua, Đồng chí đánh giá như thế nào về những mặt còn tồn tại, hạn chế?

Chủ tịch Nguyễn Văn Dương: Trong những năm qua, Đồng Tháp luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và Chỉ số Cải cách hành chính (PAR) cấp tỉnh. Đạt được điều đó là do chúng tôi đã kiên trì thay đổi từ nhận thức đến hành động trong bộ máy công quyền, từ ứng xử kiểu “xin-cho” thành “đồng hành cùng doanh nghiệp”, từ “suy nghĩ cho doanh nghiệp” đến “suy nghĩ như doanh nghiệp”, từ tư duy “quản lý, điều hành doanh nghiệp” trở thành “kiến tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động của Doanh nghiệp”. Đó là cả một hành trình thay đổi tư duy bắt đầu từ lãnh đạo tỉnh, lan tỏa ra cả bộ máy và đó cũng chính là một ví dụ thực tiễn, sinh động cho nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” được Đồng Tháp kiên trì, theo đuổi trong suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng đâu đó trong hệ thống chưa thực sự vận hành suôn sẻ, một vài doanh nghiệp còn chưa thật sự hài lòng với bộ máy công quyền. Tuy cấp tỉnh đã “mở cửa” nhưng ở cấp dưới vẫn còn chưa chạy theo kịp, dẫn đến chưa đồng bộ, làm doanh nghiệp mất nhiều thời gian, gặp khó khăn chỗ này, chỗ kia. Chúng tôi không muốn sự ì ạch của bộ máy “ngốn” hết thời gian quý báu của doanh nghiệp nên đã có chỉ đạo phải rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Hằng năm, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành phân tích, đánh giá, mổ xẻ những mặt được, chưa được, xây dựng lộ trình phù hợp để khắc phục từng điểm nghẽn, phấn đấu tạo dựng một môi trường minh bạch hơn, thuận lợi hơn, không thể để doanh nghiệp mất đi cơ hội; cầu thị lắng nghe để đồng cảm với doanh nghiệp trong từng giai đoạn khó khăn.

Chúng tôi sắp xếp công việc để tăng cường đi cơ sở, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Một kênh khác tôi cho rằng rất hữu ích và hoạt động hiệu quả trong thời gian qua là mạng xã hội. Theo đó, tôi thường xuyên tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp thông qua facebook của Cổng Thông tin điện tử để chỉ đạo các ngành xem xét, giải quyết. Điều đáng phấn khởi là từ khi thực hiện đến nay, các sở, ngành và địa phương đều quan tâm thực hiện, đa số là trả lời đúng hạn và trước hạn giao, không có trường hợp trễ hạn.

PV: Thời gian tới, căn cứ vào những nội dung trong Nghị quyết 100/NQ-CP, địa phương có xây dựng một Chương trình hành động riêng, để xây dựng bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”? Nếu có, đơn vị nào sẽ được giao nhiệm vụ chủ trì và dự kiến khi nào sẽ được ban hành?

Chủ tịch Nguyễn Văn Dương: Chương trình hành động của Chính phủ đã quy định rõ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng Chương trình hành động của địa phương mình trong cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm. Căn cứ chỉ đạo trên, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu thực hiện và sẽ sớm ban hành trong thời gian tới với các mục tiêu, nội dung, giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc để việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này đạt hiệu quả cao nhất theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ kiến tạo phát triển.

PV: Trân trọng cám ơn ông./.

Tin nổi bật