Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đồng Nai thống nhất với TP.HCM về phương án đi lại cho người lao động

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất phương án tổ chức cho người lao động đi lại giữa TP.HCM và tỉnh này bằng xe ôtô (xe đưa đón), đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, theo văn bản góp ý về phương án đi lại gửi TP.HCM, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết hiện tỉnh đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và tiếp tục thực hiện các biện pháp để từng bước phục hồi hoạt động kinh tế, đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.

UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất phương án tổ chức cho người lao động đi lại giữa TP.HCM và tỉnh này bằng xe ôtô (xe đưa đón), đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng Nai chỉ đồng ý cho người lao động từ TPHCM vào Đồng Nai bằng xe ô tô đưa đón, chưa cho phép xe cá nhân.

Đối với phương án sử dụng xe cá nhân (ôtô, môtô, xe gắn máy), đề nghị UBND TP thống nhất thực hiện khi Đồng Nai trở lại trạng thái bình thường mới. Tỉnh Đồng Nai sẽ có văn bản thông báo đến TP.HCM khi chuyển sang tình trạng bình thường mới.

Trước đó, như đã đưa tin, theo phương án mà thành phố gửi lấy ý kiến 4 tỉnh, đối tượng vận chuyển là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) đến trụ sở sản xuất đóng trên địa bàn thành phố và ngược lại.

Hai phương thức đi lại được đưa ra để lấy ý kiến là sử dụng xe ôtô và cho người lao động chạy xe cá nhân (ôtô, môtô, xe máy) đi làm khi đáp ứng các điều kiện. Cụ thể, các điều kiện gồm: là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm vắc xin COVID-19 ít nhất 1 mũi sau 14 ngày, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, định kỳ 7 ngày/lần.

Theo Dân Trí, UBND tỉnh Long An cũng đã có văn bản thống nhất với phương án đi lại giữa TP và 4 tỉnh. Tỉnh này đề nghị bỏ giấy nhận diện theo mẫu, chỉ cần nhận diện bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp do Sở Giao thông vận tải 4 tỉnh và TP.HCM cấp. 

Việc giảm bớt các thủ tục này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp do số lượng xe từng doanh nghiệp nhiều. Bởi khi chờ cấp giấy, doanh nghiệp sẽ rất mất thời gian. 

UBND tỉnh Bình Dương cũng đồng ý với dự thảo về việc cho phép đưa đón chuyên gia, người lao động đi lại làm việc liên tỉnh. Với phương án đưa đón chuyên gia, người lao động liên tỉnh bằng ôtô, tỉnh Bình Dương thống nhất điều kiện của người ngồi trên xe đưa đón là người đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi hoặc là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng và có giấy xét nghiệm âm tính 7 ngày/1 lần như phương án UBND TP.HCM đưa ra. Với người mới tiêm 1 mũi vắc xin sau 14 ngày thì phải có giấy xét nghiệm âm tính 7 ngày/2 lần (tăng 1 lần xét nghiệm so với phương án đề xuất của TP.HCM).

Đối với người lao động đi lại liên tỉnh giữa TP.HCM - Bình Dương bằng xe cá nhân, UBND tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị chỉ cho phép người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin và có giấy xét nghiệm âm tính định kỳ 7 ngày/2 lần lưu thông (thay vì phương án TP.HCM đưa ra là bao gồm cả người đã tiêm 1 mũi sau 14 ngày và xét nghiệm 7 ngày/1 lần).

Sở Giao thông vận tải Tây Ninh cũng đã gửi văn bản góp ý dự thảo phương án đến Sở Giao thông vận tải TPHCM, trong đó đề nghị điều chỉnh thời gian sau khi tiêm vaccine và thời hạn xét nghiệm SARS-CoV-2.

Theo đó, người lao động, chuyên gia, người tham gia đưa đón phải đáp ứng các điều kiện: Tiêm vaccine COVID-19  (ít nhất một mũi với loại vắc xin 2 mũi và ít nhất 21 ngày sau khi tiêm), hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật