Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đổi sang thẻ CCCD gắn chíp, CMND bị cắt góc thì có sử dụng được không?

(DS&PL) -

Khi thực hiện làm CCCD gắn chíp thì CMND 12 số và 9 số còn rõ nét sẽ bị cắt góc và trả lại cho người dân; CMND bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý.

Khi thực hiện làm CCCD gắn chíp thì CMND 12 số và 9 số còn rõ nét sẽ bị cắt góc và trả lại cho người dân; CMND bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý.

Đổi sang CCCD gắn chíp, CMND bị cắt góc thì có sử dụng được không? - Ảnh minh họa

Theo Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA), việc xử lý CMND khi chuyển sang CCCD gắn chip được tiến hành như sau:

- Trường hợp CMND 9 số còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng CMND chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.

Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả CMND đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.

- Trường hợp CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì thu, hủy CMND đó.

- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.

Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với CMND và tiến hành cắt góc, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân.

Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.

- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Như vậy, khi đổi sang CCCD, nếu CMND 9 số, 12 số còn rõ nét thì được cắt góc và trả cho người dân. 

Như vậy, khi thực hiện làm CCCD gắn chíp thì CMND 12 số và 9 số còn rõ nét sẽ bị cắt góc và trả lại cho người dân; CMND bị cắt góc không còn giá trị pháp lý và thẻ đó bị hủy.

Tuy nhiên, CMND cắt góc được dùng để xác nhận số CMND và số CCCD gắn chíp là một khi thực hiện những giao dịch bắt buộc xác nhận mã số CCCD gắn chíp như giao dịch với ngân hàng và các giao dịch khác.

Làm CCCD gắn chip có cần xuất trình CMND cũ?

Theo Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA, khi làm CCCD, công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân (trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Theo những quy định trên đây, nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động, thu thập đầy đủ thông tin của công dân và được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì người dân không phải mang theo giấy tờ gì khi đi làm CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, hiện nay, Cơ sở dữ liệu này chưa hoàn chỉnh, người dân cần xuất trình sổ hộ khẩu để cán bộ làm CCCD kiểm tra, đối chiếu thông tin.

Nếu trên Sổ hộ khẩu vẫn chưa đầy đủ thông tin nào thì mới cần xuất trình các giấy tờ tiếp theo như khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc giấy tờ khác để kiểm tra, đối chiếu.

Như vậy, làm CCCD gắn chip người dân không bắt buộc xuất trình Chứng minh nhân dân cũ. Đặc biệt, nếu Sổ hộ khẩu đã có đầy đủ thông tin người dân đã khai trên Tờ khai.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật