Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đổi mới giáo dục phổ thông: Số lượng môn học giảm "không ngờ"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo dự thảo mới nhất của Bộ, thay vì phải học 13 môn như hiện nay, học sinh THCS sẽ chỉ phải học 7 - 8 môn bắt buộc và 4 môn đối với học sinh THPT.

(ĐSPL) - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới để xin ý kiến xã hội. Theo dự thảo, những tên môn học “lạ” sẽ được xuất hiện. Đặc biệt, thay vì phải học 13 môn như hiện nay, học sinh Tiểu học, THCS sẽ chỉ phải học 7 - 8 môn bắt buộc và 4 môn đối với bậc THPT.

Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Trong dự thảo lần này, hệ thống môn học từ tiểu học lên THPT sẽ có nhiều điều chỉnh căn bản. Sẽ có những môn học mới được tích hợp từ các môn học truyền thống, hoặc thay tên gọi để phù hợp với sự thay đổi nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục.

Dạy học tích hợp từ bậc học dưới và phân hóa dần lên bậc học cao hơn, thiết kế môn học theo hai nhóm bắt buộc và tự chọn, kết hợp với các chuyên đề học tập, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để nghiên cứu khoa học là yêu cầu được đặt ra trong chương trình tổng thể lần này.

Theo thiết kế trong dự thảo trên, có 8 lĩnh vực giáo dục xuyên suốt ba cấp học gồm ngôn ngữ và văn học, toán học, đạo đức - công dân, thể chất, nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ - tin học.

Nếu ở giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học, THCS) nhiều môn học truyền thống được tích hợp trong môn học mới thì ở bậc THPT, một số môn học truyền thống được trở lại như vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, bên cạnh đó là nhiều chuyên đề học tập mới mang định hướng nghề nghiệp cao.

Đổi mới giáo dục phổ thông, số lượng môn học giảm "không ngờ"

Điểm mới so với nhiều dự thảo trước đây là ở cả ba cấp học, hệ thống môn học đều được chia thành các môn bắt buộc và tự chọn. Trong nhóm môn học tự chọn cũng có nhiều loại: môn tự chọn học sinh có thể chọn hoặc không chọn; những môn học sinh bắt buộc phải lựa chọn một hoặc một số môn trong nhóm; nội dung học sinh có thể lựa chọn trong một môn học... Nội dung tự chọn này sẽ tăng dần từ lớp thấp lên lớp cao.

Ở bậc trung học, thay vì học sinh phải học 13 môn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều, chỉ còn 7 - 8 môn đối với THCS và chỉ còn 4 môn đối với THPT đó là  ngữ văn, toán, công dân với Tổ quốc và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, học sinh THPT có thể tự chọn trong các môn học, nhóm môn học nội dung học tập phù hợp với sở trường, định hướng nghề nghiệp.

Được biết, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Những đổi mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra nhằm thưc hiện việc dạy và học theo một cách mới và hiệu quả: Dạy học theo định hướng năng lực, kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của học sinh. Bên cạnh đó cần tăng cường dạy phương pháp học và hướng dẫn tự học cho học sinh, Giảm kiến thức nặng nề, hàn lâm; tăng cường giáo dục đạo đức và kỹ năng sống. Đặc biệt chú trọng phát triển năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đó chính là cái đích cuối cùng của việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ hướng tới.

Dự kiến sau khi chương trình tổng thể được thẩm định, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành triển khai xây dựng chương trình môn học làm cơ sở để biên soạn SGK mới.

Chương trình SGK mới sẽ triển khai đại trà từ năm học 2018-2019 theo hình thức “cuốn chiếu”.

Việc thí điểm chương trình SGK mới sẽ không thực hiện toàn bộ như trước mà chỉ thí điểm những nội dung, môn học, hoạt động giáo dục mới và do chính tác giả xây dựng chương trình chủ trì việc thí điểm.

Về thời lượng chương trình dự thảo đưa ra, một năm học có 35 tuần thực học (gồm 32 tuần học các nội dung quy định chung cả nước và 3 tuần dành cho nội dung giáo dục của địa phương). Thời lượng ghi trong bảng trên là số tiết trung bình thực học của 1 tuần quy định chung cả nước.

Cấp tiểu học: Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cấp trung học cơ sở: Mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết học. Mỗi tuần học không quá 28 tiết, mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cấp trung học phổ thông: Mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết. Mỗi tuần học không quá 28 tiết, mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

HẠNH VŨ (Tổng hợp)

Video đang được quan tâm:

[mecloud]pf0hoou53d[/mecloud]

Tin nổi bật