Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Độc lạ loài cá sở hữu kỹ năng phi thường như "lính thủy đánh bộ", chỉ có ở Việt Nam

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Loài cá này không có vây bụng, màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn. Điểm đặc biệt là chúng có thể di chuyển trên đất khô cạn, trèo cây, bắt chim để ăn.

Hồ Tam Chúc (Hà Nam) sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ mà vô cùng kỳ vĩ. Chốn địa linh này không chỉ thấm đẫm những câu chuyện tích xưa đầy hấp dẫn, hay được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi xanh ngút ngàn cùng làn nước trong xanh như ngọc, mà hồ Tam Chúc còn là ngôi nhà sinh thái của rất nhiều loài động vật quý hiếm.

Trong số đó phải kể đến loài Cá Trối (danh pháp khoa học: Channa hanamensis) - một sinh vật không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới ngoài hồ Tam Chúc của tỉnh Hà Nam.

Vì là loài đặc hữu, chỉ sống tại vùng hồ nước ngọt rộng 600 hecta, cá Trối được ví như "báu vật trời ban" của "vịnh Hạ Long trên cạn".

Cá Trối được ví như "báu vật trời ban" của "vịnh Hạ Long trên cạn". Ảnh: Phụ nữ số.

Loài cá này chỉ mới được phát hiện cách đây 4 năm. Vào tháng 10/2010, Sở Khoa Học & Công Nghệ Tỉnh Hà Nam công bố phát hiện loài cá Trối hoàn toàn mới tại hồ Tam Chúc. Vì chỉ có ở Hà Nam nên loài cá này còn có tên là cá Trối Hà Nam.

Theo Vietnamplus, cá trối có hình dáng bên ngoài giống cá quả, không có vây bụng. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía.

Cá có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt; có những con có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi. 

Khi mưa rào, cá trối có thể di chuyển ngược theo dòng nước. Đến mùa mưa, loài cá quý hiếm này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. Trong khi đó, vào những lúc khô hạn, cá trối sẽ đào sâu xuống dưới hồ Tam Chúc để sinh tồn.

Cá trối vừa có giá trị về mặt khoa học vừa có giá trị kinh tế cao bởi chúng không chỉ có hình dáng và màu sắc đẹp mà thịt cá thơm, ngọt và không có xương dăm. Nếu được đầu tư hợp lý thì những người nuôi cá trối sẽ có nguồn thu nhập lớn.

Cá trối có hình dáng bên ngoài giống cá quả, không có vây bụng. Ảnh: Phụ nữ số.

Điều đặc biệt nhất của cá Trối so với phần lớn các loài cá nước ngọt khác là chúng sở hữu những kỹ năng điêu luyện và kinh ngạc như một "lính thủy đánh bộ" nhờ sức mạnh phi thường cùng bản năng kiếm ăn mạnh mẽ.

Sở Khoa Học & Công Nghệ Tỉnh Hà Nam mô tả, cá Trối có thể di chuyển trên cạn, thậm chí leo trèo và có thể khiến kẻ thù tự nhiên chết ngạt.

Về đặc điểm phi thường thứ nhất, các nhà khoa học giải thích rằng nhờ sở hữu những đặc điểm khác biệt về hô hấp, cá Trối có thể sống vài tháng trong điều kiện khô hạn.

Về đặc điểm thứ hai - khả năng leo trèo. Cá Trối có thể dùng vây ngực khỏe mạnh của mình để leo lên các thân cây lớn hoặc bò lên các tảng đá để kiếm ăn. Đặc điểm này khiến nhiều người liên tưởng đến loài cá Thòi lòi (hay cá leo cây, danh pháp khoa học: Periophthalmodon schlosseri) - 1 trong 6 sinh vật “kỳ lạ nhất hành tinh” do National Geographic (Mỹ) và Tổ chức Sinh vật thế giới bình chọn, theo Phụ nữ số.

Khi bị chim tấn công, cá Trối có thể uốn cong mình để làm nghẹt cổ chim. Ảnh: Phụ nữ số.

Đặc điểm phi thường thứ ba là khả năng đáp trả kẻ thù của cá Trối. Khi bị chim tấn công, cá Trối có thể uốn cong mình để làm nghẹt cổ chim.

Cá Trối không chỉ có giá trị khoa học nổi bật mà còn có giá trị kinh tế cao (nhờ vào loại thịt thơm ngon, bổ dưỡng mà chúng mang lại). Tuy nhiên, để bảo tồn sinh vật "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam này, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện cùng lúc hai quá trình đó là bảo tồn và bảo vệ loài này phát triển khỏe mạnh ngoài tự nhiên; đồng thời tiến hành lai giống, thực hiện phương pháp sinh sản nhân tạo trong môi trường nuôi nhốt để làm kinh tế.

Tin nổi bật