Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Định mệnh nghiệt ngã từ sai sót y khoa Đông-Tây: Bị tiêm thuốc sát trùng vào tĩnh mạch, 3 bệnh nhân tử vong thương tâm

  • Phương Uyên (t/h)
(DS&PL) -

Nữ y tá Nhật Bản đã tiêm thuốc sát trùng qua đường tĩnh mạch khiến nhiều bệnh nhân tử vong thương tâm.

Sự việc hi hữu được phát hiện tại Bệnh viện Oguchi ở thành phố Yokohama, Nhật Bản vào năm 2016. Nữ y tá Ayumi Kuboki (34 tuổi) thừa nhận tiêm thuốc sát trùng qua đường tĩnh mạch khiến nhiều bệnh nhân tử vong.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian 15 - 19/9/2016, Kuboki đã truyền chất sát trùng vào tĩnh mạch của ba bệnh nhân, dẫn đến cái chết của Asae Okitsu (78 tuổi), Sozo Nishikawa (88 tuổi) và Nobuo Yamaki (88 tuổi).

Bị tiêm thuốc sát trùng, 3 bệnh nhân tử vong thương tâm. Ảnh minh họa: Getty Images

Không những vậy, nữ y tá Kuboki còn khai nhận rằng cô ta sợ đối mặt với những người thân đang đau buồn của bệnh nhân nên đã căn giờ đầu độc sao cho họ chết ngoài ca trực của mình. "Nếu bệnh nhân tử vong trong ca làm việc của tôi, việc giải thích với người nhà rất phức tạp", nữ y tá này cho hay.

Trường hợp hai nạn nhân Nishikawa và Yamaki tử vong, cảnh sát đã phát hiện benzalkonium chloride - một hóa chất có trong chất khử trùng trên thi thể của hai người này, chính điều này đã khiến cơ quan chức năng nghi ngờ và mở cuộc điều tra.

Lúc đầu bị điều tra, nữ y tá này một mực khẳng định không hề biết gì về sự việc, tuy nhiên sau khi cảnh sát phát hiện đồng phục của cô là bộ đồng phục duy nhất có dấu vết của benzalkonium chloride, Kuboki đã thừa nhận tội ác.

Kuboki cho biết đã dùng thuốc khử trùng để đầu độc "khoảng 20" bệnh nhân và chỉ nhắm vào những người bị bệnh nặng. Tuy nhiên, cảnh sát cho rằng một số người không bị bệnh nặng cũng là nạn nhân.

Tại phiên tòa xét xử diễn ra vào năm 2021, các công tố viên đề nghị án tử hình với Kuboki. Tuy nhiên, thẩm phán Karei cho rằng án chung thân là hợp lý, dựa trên thái độ ăn năn của bị cáo trong quá trình xét xử.

Trong lĩnh vực y khoa, những sai sót dù nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đáng lo ngại hơn cả là những sự cố không xuất phát từ yếu tố khách quan mà đến từ sự tắc trách, nhầm lẫn và thiếu năng lực của đội ngũ y bác sĩ.

Những vụ việc như phẫu thuật nhầm, kê đơn sai thuốc, chẩn đoán sai bệnh hay để quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai.

Những sai lầm này không thể chỉ là "tai nạn nghề nghiệp" mà nhiều khi là hệ quả của sự vô trách nhiệm, cẩu thả hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp. Bệnh nhân khi nhập viện đã đặt toàn bộ niềm tin và sự sống của họ vào tay bác sĩ, nhưng đôi khi chính những người đáng lẽ phải bảo vệ sức khỏe lại trở thành nguyên nhân gây ra bi kịch.

Để hạn chế những sai sót này, không chỉ cần nâng cao chuyên môn của đội ngũ y tế mà quan trọng hơn, phải có sự giám sát chặt chẽ, minh bạch trong quá trình khám và điều trị. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng cần được đặt lên hàng đầu, bởi y học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một sứ mệnh bảo vệ sự sống con người trên toàn trái đất.

Tin nổi bật