Người phụ nữ 75 tuổi ở New Zealand không được nêu tên vì lý do riêng tư, đã được đưa đi cấp cứu tại Lakes District Health Board vào năm 2016 vì nghi ngờ mắc thuyên tắc phổi (PE) - một tình trạng trong đó một hoặc nhiều động mạch ở phổi bị cục máu đông chặn lại.
Ngay sau đó, bà được cho dùng một loại thuốc gọi là enoxaparin để ngăn ngừa cục máu đông. 3 ngày sau, sau khi được xác nhận mắc thuyên tắc phổi, bà tiếp tục được cho dùng một loại thuốc làm loãng máu khác gọi là dabigatran, ngoài enoxaparin.
Bác sĩ kê nhầm 2 loại thuốc kỵ nhau khiến bệnh nhân tử vong. Ảnh minh họa: Getty Images
Cả hai loại thuốc đều có thể được sử dụng để điều trị thuyên tắc phổi, nhưng không nên dùng cùng nhau. Hậu quả là bệnh nhân bị xuất huyết và nhanh chóng được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt, nơi tình trạng của bà ngày càng xấu đi.
Bác sĩ tại Lakes District Health Board đã nói với gia đình rằng "rủi ro tiềm ẩn của các loại thuốc" có thể đã góp phần gây ra tình trạng này. Ông đã xin lỗi gia đình và người phụ nữ đã tử vong một thời gian ngắn sau đó.
Cuộc điều tra của Ủy viên Y tế và Người khuyết tật Anthony Hill đã phát hiện ra rằng bác sĩ đã kê đơn thuốc 2 loại thuốc kỵ nhau cho bệnh nhân mà không có sự kiểm tra kỹ càng. Ông phát hiện rằng ngoài lỗi dùng thuốc còn có những vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng các công cụ và chính sách hiện hành của Lakes District Health Boards.
Ông Hill cho biết tình trạng của người phụ nữ này xấu đi trong thời gian nằm viện và công cụ giao tiếp của cơ sở y tế được sử dụng đúng cách, rất có thể việc chăm sóc bệnh nhân sẽ được tăng cường sớm hơn.
Trong lĩnh vực y khoa, những sai sót dù nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đáng lo ngại hơn cả là những sự cố không xuất phát từ yếu tố khách quan mà đến từ sự tắc trách, nhầm lẫn và thiếu năng lực của đội ngũ y bác sĩ.
Những vụ việc như phẫu thuật nhầm, kê đơn sai thuốc, chẩn đoán sai bệnh hay để quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai.
Những sai lầm này không thể chỉ là "tai nạn nghề nghiệp" mà nhiều khi là hệ quả của sự vô trách nhiệm, cẩu thả hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp. Bệnh nhân khi nhập viện đã đặt toàn bộ niềm tin và sự sống của họ vào tay bác sĩ, nhưng đôi khi chính những người đáng lẽ phải bảo vệ sức khỏe lại trở thành nguyên nhân gây ra bi kịch.
Để hạn chế những sai sót này, không chỉ cần nâng cao chuyên môn của đội ngũ y tế mà quan trọng hơn, phải có sự giám sát chặt chẽ, minh bạch trong quá trình khám và điều trị. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng cần được đặt lên hàng đầu, bởi y học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một sứ mệnh bảo vệ sự sống con người trên toàn trái đất.