Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đình chỉ vụ án dọn cây sau bão bị kết tội phá rừng

(DS&PL) -

Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định đình chỉ bị can, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án kể từ ngày 27/2.

Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định đình chỉ bị can, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án kể từ ngày 27/2.

Theo tin trên Tuổi trẻ, chiều 1/3, viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ký các quyết định đình chỉ vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra tại Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết (xã Tiến Thành, TP Phan Thiết) theo quyết định khởi tố hình sự số 56 ngày 14/7/2014 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận. Quyết định đình chỉ với các bị can Nguyễn Quang Dũng (55 tuổi), Nguyễn Văn Chỉ (54 tuổi), Huỳnh Văn Năm (49 tuổi, cùng ngụ tại TP Phan Thiết, Bình Thuận). Trả tự do cho các bị can đã bị khởi tố trong vụ này này gồm các ông Dũng, Chỉ, Năm đồng thời đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án kể từ ngày ký quyết định (27/2).

Dọn cây đổ sau bão, 3 người đàn ông bị kết tội phá rừng. Ảnh: Báo Pháp luật.

Theo hồ sơ vụ  việc, trước đó, vào tháng 4/2012, bão số 1 đổ bộ vào xã Tiến Thành làm gãy đổ một số cây keo lá tràm do Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết quản lý. Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, mặc dù không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác tận thu nhưng ông Nguyễn Quang Dũng (trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết) đã tổ chức việc khai thác lâm sản trái phép, trực tiếp ký hợp đồng thuê nhân công, chỉ đạo cấp dưới lập phương án khai thác và kiểm tra giám sát việc khai thác lâm sản trái phép.

Ông Nguyễn Văn Chỉ (trưởng phòng kỹ thuật và bảo rừng của ban quản lý rừng phòng hộ Phan Thiết) đã lập phương án thu gom và trực tiếp kiểm tra, giám sát việc khai thác và ký nghiệm thu số lượng lâm sản trái phép.

Ông Huỳnh Văn Năm (kiểm lâm địa bàn xã Tiến Thành) biết việc khai thác lâm sản không có giấy phép nhưng vẫn tham gia kiểm tra giám sát việc khai thác lâm sản trái phép, ký hồ sơ nghiệm thu số lượng lâm sản khai thác trái phép.

Số lượng lâm sản khai thác trái phép là 66,162m3 gỗ tròn keo lá tràm, vượt trên 2 lần mức tối đa bị xử phạt hành chính (20m3) là thuộc trường hợp “phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng”. Do đó hành vi của các ông Dũng, Chỉ, Năm đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Báo Pháp luật đăng tin, ngày 14/7/2014, Công an TP Phan Thiết đã khởi tố ông Nguyễn Quang Dũng (Trưởng BQLRPH Phan Thiết), Nguyễn Văn Chỉ (Trưởng phòng Kỹ thuật) và Huỳnh Văn Năm (Kiểm lâm viên) về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”. Mặc dù ông Dũng liên tục kêu oan nhưng tại phiên tòa sơ thẩm sau đó, TAND TP Phan Thiết tuyên cả 3 người mức án tù về tội danh trên, bản án sau đó bị cấp phúc thẩm tuyên hủy do có vi phạm về tố tụng.

Sau khi điều tra lại vụ án, ngày 2/11/2015 VKSND TP Phan Thiết đã ra Cáo trạng mới truy tố các bị cáo với nội dung và tội danh như cũ. Ông Dũng tiếp tục kêu oan và khẳng định mình không có tội, TAND TP Phan Thiết đã lên lịch xét xử vụ án nhưng do thấy không đủ căn cứ buộc tội các bị cáo nên đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên kết luận điều tra bổ sung vẫn giữ nguyên quan điểm khởi tố.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 28/6/2016 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư 21 quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, đồng thời ngày 1/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 49 về quy chế quản lý rừng sản xuất.

Theo hai văn bản này thì việc khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung trong rừng sản xuất do chủ rừng tự quyết định, không cần có giấy phép khai thác.

Như vậy do có sự chuyển biến tình hình (thay đổi chính sách pháp luật) nên hành vi khai thác 66,162m3 gỗ tròn keo lá tràm không có giấy phép của các ông Dũng, Chỉ, Năm không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Căn cứ các văn bản mà hai cấp tòa sử dụng để xét xử vụ án cho thấy các ông Dũng, Chỉ, Năm tiến hành dọn cây ngã đổ sau khi đã có văn bản đồng ý về chủ trương của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận.

Ông Dũng gửi đơn đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phản ánh vụ việc mình bị xử lý hình sự và nhận được văn bản trả lời của bộ này vào ngày 28/1/2016 khẳng định việc dọn cây ngã đổ như trên chưa cấu thành hành vi khai thác rừng trái phép.

Liên quan tới việc phá rừng ở Bình Thuận, báo Công an đưa tin, sáng 4/4/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam ông Ngô Văn Phong (SN 1965), Phó Giám đốc Xí nghiệp lâm nghiệp Hàm Thuận Nam (thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cùng ngày, công an cũng bắt giữ Trần Hải Dương (SN 1987), nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – CaPét (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận), về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Theo điều tra, từ cuối năm 2012 đến đầu 2014, Dương thuê một số đối tượng khác khai thác rừng trái phép tại các tiểu khu 267, 279, 284 rừng sản xuất là rừng tự nhiên (trên địa bàn xã Hàm Cần và Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam), do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Thuận giao cho ông Phong (Phó Giám đốc Xí nghiệp lâm nghiệp Hàm Thuận Nam) trực tiếp quản lý bảo vệ rừng.

Dương cưa hạ hơn 4.000 cây rừng với khối lượng 384,031m3 (gồm 324,948m3 gỗ và 59,084m3 củi), trị giá gần 800 triệu đồng. Toàn bộ số gỗ, củi được vận chuyển về TP.Phan Thiết tiêu thụ.

Khoản 2, 5 Điều 7 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Đối với rừng phòng hộ:

a) Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.500m2;

b) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.500m2 đến 4.000m2;

c) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2.

Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:

a) Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.

b) Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 189  Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, về Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật