Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điệp khúc giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm

(DS&PL) -

Giải ngân vốn đầu tư công là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn còn chậm.

Giải ngân vốn đầu tư công là phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021, tuy nhiên tốc độ giải ngân nguồn vốn này trong những tháng đầu năm vẫn còn chậm.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2021 ở mức thấp. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ bộ Tài chính, đối với giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2021, từ đầu năm đến ngày 31/3/2021 là 5,2 nghìn tỷ đồng, đạt 9,43% kế hoạch.

Chỉ tính riêng nguồn vốn kế hoạch năm 2021, ước đến hết tháng 3, giải ngân đạt hơn 60,7 nghìn tỷ đồng, bằng 11,95% kế hoạch.

Như vậy, tỷ lệ giải ngân ước 3 tháng đạt thấp và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Đến thời điểm này, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, có tới 44/50 bộ (31 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn) và 27/60 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%.

Lý giải về tình trạng trên, bộ Tài chính cho rằng, trong các tháng đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang tập trung giải ngân vốn năm 2020 kéo dài sang năm 2021, song song với việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 dẫn đến tỷ lệ giải ngân đầu năm 2021 còn thấp.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dự án điều chỉnh các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, vướng mắc về đền bù, di dời các công trình tiện ích,...dẫ đến công việc trì trệ, chưa giải ngân được nhiều.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch của các dự án, bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có việc rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của pháp luật.

Đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán từ 7 ngày xuống còn 1 đến 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian rút vốn nước ngoài chỉ còn 1 ngày, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin…

Kiến nghị bộ KH&ĐT rà soát số vốn kế hoạch năm 2021 còn lại đến nay chưa phân bổ chi tiết của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến việc này, tại cuộc họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi kiện toàn nhân sự tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đã đề ra.

Bộ KH&ĐT có nhiệm vụ rà soát, đánh giá tình hình giải ngân trong thời gian qua, xác định những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công, từ đó đề xuất giải pháp, đồng bộ, hiệu quả để tỷ lệ giải ngân cao nhất, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội,...đảm bảo nguồn vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật, tránh sai phạm, lãng phí.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật