Hơn 1.700 người mắc virus Ebola trong đó gần 1000 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Theo Bộ Y tế, virus Ebola lây lan rất nhanh, 90\% số người mắc virus này sẽ tử vong.
Trước tính chất nguy hiểm của dịch Ebola, phóng viên có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Thưa ông, ông có thể cho biết tình hình dịch Ebola hiện nay như thế nào?
Thông tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được, tính đến ngày 7/8, thế giới ghi nhận 1711 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi. Cụ thể Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria (9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt, những nước này cũng ghi nhận gần 200 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Trong 2 ngày họp khẩn gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã cân nhắc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Tại Việt Nam, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng Bộ Y tế nhìn nhận, đây là bệnh dịch rất nguy hiểm. Bộ Y tế sẽ không chủ quan.
Dịch Ebola đang bùng phát ở châu Phi khiến gần 1000 người thiệt mạng. |
Tốc độ lây lan của virus Ebola như thế nào, thưa ông?
Trước kia virus Ebola chỉ tồn tại trong địa phương nhưng vừa qua WHO khẳng định, bệnh tồn tại những nơi biến động. Tôi đánh giá, bệnh lây mạnh, lây nhanh. Mặc dù lây tiếp xúc gần, dịch tiết qua máu nhưng các nước Tây Phi là những nước nghèo nhưng tập quán muốn chăm sóc người bệnh tại nhà, không đưa đến cơ sở khám chữa bệnh.
Tôi được biết, có những nơi ở châu Phi chính công an, cơ quan đôn đốc người dân mới đưa dến khám. Bệnh thực hiện phòng hộ không nghiêm ngặt. Hơn nữa, cơ sở y tế của những nước này nghèo nàn, không có điện nước, khó làm tốt công tác chăm sóc, phòng hộ, tránh lây nhiễm.
Thứ 3 là tập quán mai táng, không thực hiện các biện pháp phòng hộ là nguyên nhân dẫn đến lây truyền.
Như ông nói, tốc độ lây lan của virus Ebola rất nhanh, mạnh. Là người làm công tác y tế dự phòng ông có lo ngại virus này sẽ vào Việt Nam?
Mặc dù Việt Nam làm quyết liệt nhưng virus Ebola vẫn có nguy cơ vào Việt Nam.
Việt Nam có những người đi học tập, làm việc ở châu Phi. Tất nhiên, nếu không tiếp xúc với bệnh nhân sẽ không sao. Tuy nhiên, vô tình tiếp xúc với người bệnh sẽ dễ mắc.
Hiện nay, dịch bệnh là vấn đề quốc tế chứ không phải quốc gia nữa thông qua việc đi lại, diễn biến phức tạp nên dịch bệnh có nguy cơ vào Việt Nam.
Có thông tin, virus Ebola đã có mặt tại Philippin với 7 ca mắc. Thực hư điều này thế nào, thưa ông?
Bộ Y tế chưa nhận được thông tin Philippin đã có 7 người nhiễm virus Ebola.
Rút kinh nghiệm từ dịch sởi bùng phát tại Việt Nam, lần này Bộ Y tế đã làm gì để đối phó với dịch Ebola?
Việt Nam quyết liệt phòng tránh. Nếu có bệnh nhân nhiễm Ebola Việt Nam ứng phó kịp thời. Quan trọng nhất, Bộ Y tế giám sát ở cửa khẩu, cộng động. Nếu có bệnh nhân, Bộ Y tế sẽ cách li ngay lấy mẫu xét nghiệm. Phòng bệnh đối với cán bộ y tế tiếp xúc với bệnh nhân.
PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, lo ngại dịch Ebola vào Việt Nam. |
Trường hợp nếu có người mắc virus Ebola, Bộ Y tế sẽ đưa bệnh nhân đến khu vực cách ly. Nếu để lây chéo, nhiễm khuẩn trong bệnh viện sẽ bùng phát ra cộng đồng, khó kiểm soát.
Bộ Y tế truyền thông để người dân phối hợp y tế. Bệnh nhân đi từ châu Phi về thấy có triệu chứng phải khai báo với y tế, áp dụng tờ khai. Tuy nhiên, thực hiện khai báo toàn bộ những người đi từ châu Phi sang Việt Nam cũng có có cái khó. Những người đi từ Châu Phi về không tập trung của 1 hãng hàng không bay mà đi nhiều hãng hàng không khác. Chúng tôi phải giao cho công an cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh hướng dẫn khai báo mới được nhập cảnh.
Kế hoạch ứng phó khi có dịch Ebola vào Việt Nam cụ thể như thế nào, thưa ông?
Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn trong 2 ngày cân nhắc việc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu. Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola với 3 tình huống ứng phó.
Cụ thể: Tình huống 1: Dịch Ebola chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Tình huống 2: Nếu Việt Nam xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Chúng tôi sẽ phân tích tình huống thực tế, phù hợp để người dân tránh hoang mang.
Bộ Y tế đưa ra lịch 15/8 sẽ ban hành tờ khai y tế. Bộ dành thời gian cho các địa phương in ấn tờ khai, ở các cửa khẩu phối hợp công an hàng không, quốc phòng không ảnh hưởng đến công việc, đi lại của hành khách.
Tình hình dịch Ebola tại các nước Tây Phi đang rất căng thẳng. Vậy ông có lời khuyên nào giúp người dân tránh hoang mang?
Người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… Nếu có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi.. thì nên đến cơ sở y tế kịp thời.
Nguồn lây truyền bệnh có thể từ động vật. Ổ chứa mầm bệnh chính là dơi ăn quả; ngoài ra còn có tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh dương… Virus cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của người hoặc động vật nhiễm bệnh.