Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm với Tổ quốc với nhân dân

(DS&PL) -

Những tư tưởng cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc ngày càng trở nên sáng rõ, chứa đựng những bài học quý giá, trở thành nguồn cổ vũ, động viên hết sức to lớn,

(ĐS&PL) Những tư tưởng cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc ngày càng trở nên sáng rõ, chứa đựng những bài học quý giá, trở thành nguồn cổ vũ, động viên hết sức to lớn, soi sáng con đường cách mạng của dân tộc.

Giá trị cốt lõi của Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Bác với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng; là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền; là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Bác Hồ thăm đồng bào Tây Bắc tháng 5-1959 (Ảnh tư liệu).

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang trong giai đoạn ác liệt. Niềm tin sâu sắc về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước “nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn” trong Di chúc của Bác đã truyền ngọn lửa niềm tin vào mỗi con người và tạo nên sức mạnh to lớn-sức mạnh của niềm tin, của ý chí cách mạng của toàn dân tộc Việt Nam tạo nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.

Trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, chúng ta phải đối mặt với những yếu kém, bất cập của cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh đó, Đảng ta lại chứng tỏ bản lĩnh khoa học và cách mạng bằng việc khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước.

Tại Đại hội IV, Đảng ta đã “nhìn thẳng vào sự thật”, thực hiện tự phê bình và phê bình, nghiêm túc rút ra những bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam: “lấy dân làm gốc”, “tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, “đoàn kết toàn dân” phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng đã được Bác đề cập hết sức sâu sắc trong Di chúc. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”. Việc giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi nhiệm vụ, “tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Nhờ đoàn kết, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhờ đoàn kết, thống nhất, chúng ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân, đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới thành công, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Đoàn kết, thống nhất trong Đảng càng phải được xem là một chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng. Là đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta càng phải xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất, “giữ gìn sự đoàn kết và nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đoàn kết của Đảng chính là tấm gương cho cả hệ thống chính trị và là nhân tố quyết định bảo đảm đại đoàn kết dân tộc.

Để xây d­ựng sự đoàn kết, thống nhất của Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta phải thực hành dân chủ thực sự. Nhờ dân chủ, Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ, trong Đảng đã khắc phục dần tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phư­ơng chủ nghĩa, quan liêu, hách dịch cửa quyền, xa rời quần chúng. Thực hành dân chủ rộng rãi nghĩa là phải dân chủ thực sự, dân chủ th­ường xuyên, dân chủ từ Trung ư­ơng đến cơ sở.

Tuy vậy, dân chủ phải gắn với tập trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn và cũng là biện pháp tốt nhất để xây dựng Đảng ta. Theo đó, cần thư­ờng xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Người coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng.

Một trong những nội dung được Bác dành sự quan tâm đặc biệt sâu sắc, đó chính là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo Bác, đoàn viên, thanh niên là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Những hạt giống tốt sẽ nảy nở, vươn cao những mầm xanh cho đất nước, quê hương.

Bởi vậy, Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Công việc này “quan trọng” vì không ai khác ngoài các thế hệ thanh niên sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Công việc này “cần thiết” vì tính cấp bách trước mắt cũng như sự nghiệp lâu dài; việc rèn luyện đạo đức cách mạng, việc xây dựng một thế hệ cách mạng đòi hỏi phải có thời gian của sự thử thách.

Cùng với đó là bài học về chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; về tinh thần cống hiến cho lý tưởng cách mạng. Sự quan tâm tới nhân dân là bổn phận, trách nhiệm của Đảng bởi lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

Có như vậy, nhân dân mới có niềm tin vững chắc vào Đảng; một lòng một dạ đi theo Đảng để cuộc sống càng ngày càng hoàn thiện hơn. Đối với nhiệm vụ của người làm cách mạng là phải quên mình phục vụ Tổ quốc, nhân dân. Người cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đày tớ” trung thành của nhân dân, không đòi hỏi một quyền lợi riêng cho mình, cống hiến trọn đời cho nhân dân, cho Tổ quốc.

Theo Báo Gia Lai

Tin nổi bật