Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực 2023

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Ở đợt 1, thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có 1 tháng tham gia đăng ký dự thi, bắt đầu từ ngày 1-28/2.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ được Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thành 2 đợt vào cuối tháng 3 và cuối tháng 5.

Ở đợt 1, thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có 1 tháng tham gia đăng ký dự thi, bắt đầu từ ngày 1-28/2. Thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến.

Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định và bền vững, với 2 đợt thi và mở rộng thêm nhiều địa điểm thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia TP.HCM. (Ảnh: Dân Việt)

Đợt thi đầu tiên được tổ chức vào ngày 26/3 tại 21 tỉnh, thành phố bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bạc Liêu. Thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ nay đến ngày 26/2. Kết quả của đợt 1 sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 4/4.

Đợt 2 tổ chức thi vào ngày 28/5 tại 4 tỉnh, thành phố bao gồm: TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang. Thí sinh đăng ký thi đợt 2 từ ngày 5/4 đến ngày 28/4.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Trong đó, phần 1 sử dụng ngôn ngữ (40 câu), gồm: Tiếng Việt (20 câu) đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.

Tiếng Anh (20 câu) đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn

Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu) đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu.

Phần 3: Giải quyết vấn đề (50 câu) đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc 5 lĩnh vực, gồm 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và 2 lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử).

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật