Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất tịch thu ô tô của tài xế say xỉn có "vi hiến"?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe say xỉn, nhiều nhà làm luật cho rằng đề xuất này xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

(ĐSPL) - Liên quan đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe say xỉn, nhiều nhà làm luật cho rằng đề xuất này xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

Đề xuất tịch thu phương tiện nếu lái xe say xỉn đang gây nhiều tranh cãi.

Uỷ ban ATGT quốc gia vừa kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó bao gồm cả đề xuất tịch thu phương tiện nếu vi phạm nghiêm trọng về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, áp dụng từ ngày 15/3.

Theo đó, người điều khiển xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở; bị phạt tiền 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 12 tháng nếu có nồng độ cồn 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 mg/lít khí thở, phải thi lại nội dung luật Giao thông đường bộ.

Video: Sẽ phải trả phí xét nghiệm nồng độ cồn

Chia sẻ với PV VTC News về đề xuất này, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, lý do đưa ra kiến nghị trên là do hành vi vi phạm nói trên có tính chất nguy hiểm, không những gây ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm, mà còn đe dọa an toàn giao thông đối với những người khác, đối với cả hệ thống giao thông.

Theo ông Khuất Việt Hùng: “Về trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chế tài cũng đã có nhưng chưa đủ sức răn đe. Thực tế cho thấy, đa phần các vụ tai nạn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng nguyên nhân đều đến từ việc sử dụng rượu bia, không kiểm soát được hành vi của mình khi tham gia giao thông.

Nên chúng tôi đề xuất hình thức xử phạt là tịch thu phương tiện vi phạm ở một số hành vi nguy hiểm để ngăn ngừa những hành vi này xảy ra. Mục đích của hình thức xử phạt nặng là để giáo dục, răn đe người dân, tạo cho người dân ý thức “không vi phạm giao thông”, ngăn ngừa những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm như tôi vừa nêu trên”.

Tuy nhiên, được dẫn lời trên báo Vnexpress, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, luật pháp hiện hành áp dụng biện pháp răn đe là tạm giữ phương tiện và phạt tiền. Do đó đề xuất tịch thu phương tiện không thể "dễ dàng thực hiện" vì liên quan quyền sở hữu tài sản đã được Hiến pháp quy định. "Tôi cho rằng văn bản này khi trình lên Chính phủ sẽ không được thông qua một cách dễ dàng", ông Sơn nói.

Theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, đề xuất tịch thu ôtô nếu lái xe có nồng độ cồn cao của Ủy ban ATGT quốc gia là không hợp lý. “Ô tô là tài sản lớn, hợp pháp của cá nhân chứ không phải là phương tiện gây án. Hơn thế, người vi phạm có thể đi xe mượn của người khác. Người cho mượn xe không vi phạm thì làm sao có thể tịch thu xe của họ”, Viện trưởng Thảo nói.

Báo Thanh niên dẫn lời Luật sư Phạm Văn Phất, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cũng cho rằng nếu đề xuất được thực hiện sẽ nảy sinh nhiều tình huống pháp lý. “Đơn cử, tài xế taxi uống rượu bia bị tịch thu phương tiện là tài sản của công ty, trong khi công ty đó quy định tài xế phải chấp hành quy định pháp luật thì rõ là có oan cho công ty”, ông Phất nói.

Còn luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng, không nên áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).

“Nên tăng mức phạt tiền hiện nay để đảm bảo tính răn đe của pháp luật, phù hợp với thực tiễn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy phạt nặng các hành vi nhẹ sẽ giảm các hành vi nặng. Ví dụ ở Mỹ, một số hành vi vi phạm ATGT có thể bị phạt hành chính 3.000 - 5.000 USD khiến người ta không dám vi phạm”, ông Hậu nói.

Tin nổi bật