Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất tăng mức phạt với hành vi sàm sỡ lên đến 5 triệu đồng

(DS&PL) -

Bộ Công an công bố dự thảo bổ sung việc phạt người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục... ở nơi công cộng lên đến 5.000.000 đồng.

Bộ Công an công bố dự thảo bổ sung việc phạt người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục... ở nơi công cộng lên đến 5.000.000 đồng.

Theo VnExpress, ngày 26/9, Bộ Công an công bố dự thảo bổ sung một số điều của Nghị định 167/2013/NĐ-CP để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

Tại dự thảo này, lần đầu tiên Bộ Công an bổ sung việc phạt người có hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng... Mức phạt đề xuất từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Với hành vi dâm ô (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt lên gấp 10 lần, từ 300.000 thành 3 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt đề xuất với người có cử chỉ, lời nói, việc làm mang tính chất khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

Hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục được đề xuất xử phạt lên tới 5 triệu đồng. Ảnh minh họa chụp màn hình.

Cũng theo đó, VOV cho biết thêm, việc thay đổi mức tiền phạt đối với các hành vi dâm ô, quấy rối được xem là có cơ sở xác đáng. Bởi trong thời gian vừa qua, liên tục có những trường hợp dâm ô gây bức xúc dư luận, nhưng chỉ bị những mức phạt thiếu tính răn đe (điển hình như trường hợp Đỗ Mạnh H. cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy ở Hà Nội nhưng chỉ bị phạt 200.000 đồng). Điều này khiến nhiều người lo ngại mức phạt quá nhẹ sẽ "khuyến khích" các trường hợp dâm ô tiếp diễn.

Báo Dân Việt thông tin thêm, ngoài bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn đồng thời phải xin lỗi công khai, trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.

Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, tại tờ trình dự thảo, Bộ Công an nhận định qua thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị định số 167/2013 đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể như: Một số hành vi chưa được quy định trong nghị định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn, lúng túng trong công tác xử lý vi phạm hành chính; nhiều hành vi vi phạm mức phạt tiền còn thấp, chưa có hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả nên tính răn đe, giáo dục còn hạn chế.

Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với các quy định mới của pháp luật, không trái với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm tính khả thi, tăng cường răn đe, giáo dục cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2013 là cần thiết.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật