Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội gây tranh cãi

(DS&PL) -

Thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giảm bớt chênh lệch giữa bảng giá với thị trường...

Thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giảm bớt chênh lệch giữa bảng giá với thị trường, góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai...

Hà Nội đang xin ý kiến đóng góp vào Tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024. Theo đó, Thành phố đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất.

Trong đó, giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ (giá áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 là 162 triệu đồng/m2). Giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông với hơn 4,5 triệu đồng/m2.

Để xây dựng khung giá đất, liên ngành thành phố đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân và chính quyền địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường với đất ở tại các quận phổ biến từ 10 triệu đến 500 triệu đồng/m2. Một số khu vực tại quận Hoàn Kiếm có giá chuyển nhượng cao đột biến như phố Hàng Bông, Hàng Bạc với mức trên 800 triệu đồng/m2; phố Lý Thường Kiệt có giá chuyển nhượng hơn 900 triệu đồng/m2.

Giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất hơn 200 triệu đồng/m2 áp dụng cho một số địa bàn thuộc quận Hoàn Kiếm như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ. Ảnh minh họa

Thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giảm bớt chênh lệch giữa bảng giá với thị trường; góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai; hài hoà lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức giá khảo sát thực tế thành phố đưa ra vẫn thấp hơn nhiều với giá các đơn vị bất động sản công bố trước đó.

Theo quy định hiện hành, bảng giá các loại đất được xác định làm căn cứ trong các trường hợp sau: Tính tiền sử dụng đất; tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất...

Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Ngọc Thảo cho rằng, Hà Nội cần kiến nghị với Chính phủ để được xây dựng cơ chế đặc thù vì giá đất của Hà Nội cao hơn giá đất của tất cả các thành phố lớn trên cả nước.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá đất của thành phố giai đoạn 2020 – 2024, nhất là khu vực nông nghiệp có những khu vực thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Vì vậy giá đất cần phải được điều chỉnh cho thỏa đáng để người dân không bị thiệt thòi.

Nhấn mạnh đất đai là vấn đề phức tạp nhất trong những vấn đề phức tạp của xã hội, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội cho rằng, trong quá trình xây dựng bảng giá đất phải đánh giá tác động xã hội, trong đó đánh giá kỹ ảnh hưởng đến Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Trao đổi với báo chí, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mức tăng 30% vẫn là thấp và vẫn còn khoảng cách rất xa so với giá thị trường hiện nay.

"Giá đất hiện nay tại khu vực phố Hàng Bông, Hàng Bạc theo chính khảo sát của Hà Nội là 800 - 900 triệu đồng/m2, vậy tại sao trong dự thảo chỉ đưa ra giá cao nhất là hơn 200 triệu đồng/m2? Nếu áp dụng bảng giá như thế này sẽ làm thất thu thuế Nhà nước" - ông Võ phân tích.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam nhận định, việc điều chỉnh giá đất theo hướng tiệm cận hơn với thị trường là cần thiết.

Phân tích thêm về tác động của khung giá đất mới dự kiến, ông Quang cho rằng: Bất cứ một chính sách nào khi ra đời cũng có hai mặt. Lợi với nhóm người này nhưng có thể bất lợi với nhóm người khác.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật