Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất mỗi người chỉ được chuyển giới 1 lần trong đời

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Đây là một trong những nguyên tắc chuyển đổi giới tính nêu tại Điều 6 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất.

Công dân chỉ được chuyển đổi giới tính 1 lần trong đời

Theo Điều 6 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định, công dân chỉ được chuyển đổi giới tính một lần trong đời.

Dự thảo nghiêm cấm công dân thực hiện chuyển đổi giới tính 2 lần trở lên trong đời.

Bên cạnh đó,về các điều kiện để được đề nghị phẫu thuật chuyển giới khác, dự thảo quy định:

- Công dân có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng phải được cơ sở khám chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức và được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;

- Đã được tư vấn pháp luật;

- Có năng lực hành vi dân sự;

- Không đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích.

Điều 6 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất đề xuất mỗi người chỉ được chuyển giới 1 lần trong đời. Ảnh minh họa 

Quyền lợi người chuyển đổi giới tính

Điều 7 Dự thảo quy định người chuyển đổi giới tính được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo:

- Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình;

- Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan;

- Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam.

- Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính;

- Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính;

- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi;

- Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật;

- Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, ngoài các quyền như được công nhận giới tính mới, quyền tài sản, được hưởng các chế độ thai sản…người chuyển giới tính sẽ được quyền thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính.

Tình trạng hôn nhân

Riêng về tình trạng hôn nhân của người muốn phẫu thuật chuyển giới, Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án:

- Phương án 1: Người này phải độc thân.

- Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị phẫu thuật chuyển giới.

Tương đương với từng phương án, khi thực hiện yêu cầu phẫu thuật chuyển giới, Điều 11 Dự thảo Luật cũng đưa ra hồ sơ đề nghị cho từng phương án:

- Phương án 1: Cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân độc thân.

- Phương án 2: Không cần giấy này.

Tuy nhiên, để được cấp giấy xác nhận giới tính mới thì người này phải có tình trạng hôn nhân là độc thân. Và trong nội dung của giấy xác nhận giới tính cũng có thông tin về tình trạng hôn nhân là độc thân.

Trong khi đó, theo quy định tại bản dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính trước không đưa ra hai phương án mà ấn định đề xuất người phẫu thuật chuyển giới phải là người độc thân và đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian 1 năm trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam (dự thảo mới không yêu cầu vấn đề này).

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật