Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất mới: Khách hàng sử dụng từ 400 kWh trở lên sẽ chịu giá điện cao hơn

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

So với giá điện sinh hoạt hiện tại, những khách hàng sử dụng từ 400 kWh trở lên sẽ phải chịu giá điện cao hơn.

Theo báo An Ninh Thủ Đô, trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc (gộp bậc 1 và 2 hiện hành).

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị tư vấn cũng đề xuất như trên và có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân, cụ thể như sau:

- Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên

- Bậc 2: cho kWh từ 101 - 200

- Bậc 3: cho kWh từ 201 – 400

- Bậc 4: cho kWh từ 401 - 700

- Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên

Với đề xuất này, giá điện sinh hoạt theo các bậc như dưới đây:

Bậc Cơ cấu điều chỉnh so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (2.103,1159 đồng/kWh) Giá điện các bậc theo đề xuất mới (kWh)
Bậc 1: 0-100kWh đầu tiên 90% 1.892,8 đồng
Bậc 2: cho kWh từ 101-200 108% 2.271,5 đồng
Bậc 3: cho kWh từ 201 – 400 136% 2.860,2 đồng
Bậc 4: cho kWh từ 401 - 700 162% 3.407 đồng
Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên 180% 3.785,6 đồng

Như vậy, phương án mới giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Ngoài ra, giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh cũng được giữ nguyên.

Tuy nhiên, giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế tăng cơ cấu giá bán điện nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp và khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện.

So với giá điện sinh hoạt hiện tại, những khách hàng sử dụng từ 400 kWh trở lên sẽ phải chịu giá điện cao hơn.

VietNamNet đưa tin, ngoài giá điện sinh hoạt, Bộ Công Thương cũng đề xuất tách khách hàng "cơ sở lưu trú du lịch" với các khách hàng kinh doanh khác và được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất.

Theo kết quả lấy ý kiến rộng rãi về phương án bù đắp doanh thu trong trường hợp áp dụng giá bán điện cho các cơ sở lưu trú du lịch bằng giá bán lẻ điện cho các ngành xuất, cơ quan này cho biết đa số 11/18 ý kiến chọn Phương án 2 (Phần chênh lệch doanh thu bán điện thiếu hụt được phân bổ cho tất cả các nhóm khách hàng sử dụng điện); 7/18 ý kiến chọn Phương án 1 (Phần chênh lệch doanh thu bán điện thiếu hụt, do bổ sung nhóm khách hàng cơ sở lưu trú du lịch vào giá sản xuất, được bù vào giá bán điện cho giờ thấp điểm của nhóm sản xuất).

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc. Ảnh minh họa: VietNamNet

Theo báo cáo và tính toán của EVN và Tư vấn tại Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, hiện giá bán điện cho sản xuất đang không phản ánh đúng, đủ chi phí sản xuất, kinh doanh điện (thấp hơn so với chi phí phân bổ). Bộ Công Thương cho rằng có thể áp dụng ngay Phương án 1 để đảm bảo lộ trình từng bước tính đúng, tính đủ chi phí cho nhóm khách hàng sản xuất.

Cụ thể, phần thiếu hụt doanh thu theo cập nhật số liệu năm 2023 do bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất làm tăng cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất từ 1% đến 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và các doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41% đến 3,34% đối với các ngành sản xuất.

Tin nổi bật