Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất giải pháp xử lý triệt để tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản

  • Bảo An
(DS&PL) -

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng 14/3, một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật Đấu giá tài sản được đưa ra thảo luận. Theo đó, phiên họp đã bàn về giải pháp xử lý triệt để tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản vẫn còn đang tồn tại khá phổ biến hiện nay.

Báo Lao động đưa tin, trong khuôn khổ phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn đã trình bày báo cáo một số vấn đề lớn liên quan đến Dự thảo Luật này. Theo đó, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, lần này có tăng thêm 16 Điềum khoản.

Cụ thể, báo cáo đề cập đến việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù thường có giá trị rất lớn.

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Báo Lao động.

Báo cáo của cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy quá trình triển khai quy định về mức tiền đặt trước từ 5% đến 20% của Luật hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thu hút được nhiều người tham gia đấu giá.

Thông lệ quốc tế đều không có quy định cụ thể về khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá. Theo đó, các công ty đấu giá tự đưa ra mức tiền đặt trước tùy theo loại tài sản đấu giá và tùy theo hình thức đấu giá.

Đánh giá việc nâng mức tiền đặt trước khi đấu giá, cơ quan soạn thảo nhận định chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.

Đồng thời, việc xử lý tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.

Để ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau trúng đấu giá tài sản, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu tăng mức tiền đặt trước khi người tham gia đấu giá tài sản trả giá cao bất thường trong quá trình diễn ra cuộc đấu giá. Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định rõ về tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù.

Cụ thể, trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà giá khởi điểm chưa xác định được bằng tiền thì tiền đặt trước được xác định theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Thời gian qua, nhiều người trúng đấu giá biển số xe đã chấp nhận bỏ cọc, gây khó khăn cho đơn vị tổ chức đấu giá. Ảnh minh họa.

Đối với đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà giá khởi điểm xác định được bằng tiền thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Trường hợp đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì tiền đặt trước được tính căn cứ vào băng tần, số lượng khối băng tần đăng ký mua và giá khởi điểm cao nhất của khối băng tần trong mỗi băng tần đăng ký mua theo tỷ lệ tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm.

Quy định này nhằm bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện… và thực tiễn áp dụng việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù này, theo giải thích của cơ quan thẩm tra, theo báo Dân trí.

Qua thảo luận, đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với Báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật; cho rằng, Ủy ban Kinh tế đã tích cực tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, chủ trì phối hợp với cơ quan soạn thảo, Bộ Tư pháp hoàn thiện dự án Luật.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật