Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề Văn học sinh giỏi lớp 9 khiến dân mạng đọc xong "choáng nặng" vì không hiểu gì

(DS&PL) -

Ngay sau khi đọc xong đề thi Văn dành cho học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố ở Hà Nội, dân mạng phải thốt lên rằng nó quá khó.

Ngay sau khi đọc xong đề thi Văn dành cho học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố ở Hà Nội, dân mạng phải thốt lên rằng nó quá khó, thậm chí, nhiều người lớn cũng phải "khóc thét" vì không biết nên phân tích từ đâu.

Mới đây, mạng xã hội lại xôn xao chia sẻ đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ Văn ở Hà Nội ngày 13/1 vừa qua.

Ngay sau khi đọc đề thi, rất nhiều ý kiến cho rằng, đề thi quá khó so với học sinh lớp 9. Thậm chí, với những bạn học sinh đã học lớp lớn hơn cũng mất rất nhiều thời gian để suy luận xem đề bài yêu cầu điều gì?

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố Hà Nội.

Cụ thể, ngay ở câu đầu tiên đề thi đã đưa ra trích đoạn trong câu chuyện "Khóc giùm" được đăng tải trên một trang mạng như sau:

"Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về, người mẹ nhẹ nhàng hỏi:

- Con đã đi đâu và làm gì?

- Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp của bạn ấy bị hỏng. - Cô bé trả lời.

- Nhưng con đâu có biết sửa xe

- Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện".

Ngay sau khi đọc xong đề bài này, nhiều ý kiến cho rằng, việc nữ sinh "dừng lại để giúp bạn khóc" khi bạn bị hư xe, giống như đang châm chọc ác ý người bạn đấy.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu suy luận như thế thì câu chuyện không hề nhân văn. Đây lại là đề thi học sinh giỏi, không thể đưa một câu chuyện khó hiểu để tìm thông điệp như vậy được.

Nhiều người đưa ra ý kiến đề Văn này là quá khó so với học sinh lớp 9. 

Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, độ khó của đề thi này vượt qua tầm lớp 9. Kiến thức khá hàn lâm, yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức về tác phẩm văn học cụ thể để làm dẫn chứng phân tích cho nhận định của đề bài.

Liên quan đến sự việc, Tuổi Trẻ Online đưa tin, theo các giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở Hà Nội thì đề thi không hay lại "đánh đố" quá, lấy cái "khó" chứ không phải lấy cái "hay" để đánh giá sự sáng tạo, năng lực văn học của học sinh. Ở phần 1, đoạn dịch không đắt, câu hỏi cũng cũ.

"Tôi không hiểu tới bao giờ cách dạy Văn, thi Văn thôi áp đặt và cho học sinh được nói lên tiếng nói thật của mình. Vì ngay cả những câu hỏi "em hãy trình bày suy nghĩ của mình" thì đáp án vẫn chấm theo "suy nghĩ của thầy, cô", một giáo viên ở quận Đống Đa trao đổi.

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố năm học 2020-2021 của Hà Nội diễn ra vào ngày 13/1. Trong kỳ thi này có tổng cộng 30 hội đồng coi thi tại 30 quận, huyện. Nội dung thi gồm kiến thức toàn cấp học, riêng lớp 9 tính đến hết học kỳ I. Hội đồng thi bắt đầu chấm thi từ ngày 14/1.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật