Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Đệ nhất sung dược" cho quý ông, giá cả triệu chị em vẫn mạnh tay tẩm bổ cho chồng

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Loài này được ví như "đông trùng hạ thảo" bổ dưỡng cho nam giới nên được nhiều chị em săn lùng mua về cho chồng, dù giá có tới tiền triệu.

Các loại mối từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình bởi chúng chuyên phá hoại nhà cửa, đồ đạc. Thế nhưng, không biết từ bao giờ mối chúa lại được ví như đệ nhất sung dược, rất tốt cho sinh lý nam

Loại mối được ví là “đông trùng hạ thảo” giá cao “trên trời”

Chia sẻ trên báo Dân Việt, anh Nguyễn Đắc Hòa, trú tại xã Phú Lý (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, công việc chính của anh là đi làm nương rẫy thuê cho một số hộ gần nhà, khi nào có khách đặt mua mối chúa anh mới đi đào.

Theo anh Hòa, mối có nhiều loại như mối đen, mối vàng, trong đó mỗi vàng thường phân bố ở những vùng đất thấp hơn mối đen. Chỉ cần đào sâu khoảng 20cm thì sẽ đến động chúa với hình dạng như 2 cái đĩa úp vào nhau và cứng. Mối chúa có nhiệm vụ sinh sản nên tất cả các con mối còn lại miệt mài xây tổ, tìm mồi nuôi mối chúa. 

Mối chúa được ví như đệ nhất sung dược, rất tốt cho sinh lý nam. Ảnh: Dân Việt

Mối chúa trắng nõn như con nhộng, to gấp trăm lần con mối thợ, thường nằm giữa động để đẻ trứng và tránh nguy hiểm. Trong vòng đời của mối chúa, chúng có thể đẻ đến 15 triệu trứng. Mỗi tổ mối thông thường chỉ có 1 con mối chúa, nhưng cũng có tổ có nhiều hơn, thậm chí có tổ có đến 6-7 con.

Trung bình mỗi ngày anh đào được từ 30-40 con mối chúa, bán với giá 15.000 đồng/con nhưng theo anh, đây là công việc cực kỳ mất sức và vất vả.

“Ở gần nhà thì ít mối bởi dân họ đào hết rồi, tôi phải chạy xe 10-15km đến khu khác để đào. Đi từ sáng đến chiều, mang thêm cây xà beng sắt nặng 5kg, ăn uống kham khổ với cái bánh mì, hôm thì cái bánh tét hoặc cơm nắm cùng chai nước, chui lủi trong rừng cực lắm nhưng nghĩ kiếm được đồng tiền nên phải cố”, anh Hòa kể.

Là người chuyên thu gom mối chúa bán trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, mối chúa được chị bán theo con chứ không bán theo cân nặng.

Cụ thể, mỗi con mối chúa size đại, to bằng ngón tay chỏ, dài tầm 10cm được chị bán với giá 30.000 đồng; mối chúa size trung từ 7-8cm có giá 25.000 đồng… Người đặt mua ít thì tầm 20 con, có người mua nhiều thì đặt cả vài trăm con về ngâm rượu.

Mối chúa thường không có nhiều, mỗi người đi đào chỉ được chừng 15-20 con/ngày nên hầu như ai mua phải đặt trước cả tuần, thậm chí cả tháng để tôi báo mọi người đi đào mới có. Kỷ lục nhất là có 1 chị ở Hà Nội đặt một lúc 2.500 con, tôi phải báo cho 7-8 người đi đào suốt cả tháng trời mới đủ”, chị Ngọc cho hay.

Khoe bình rượu ngâm mối chúa và sáp ong rừng, anh Võ Duy Huy (trú tại Ea Kar, Đắk Lắk) cho biết mình mua 40 con mối chúa với giá 20.000 đồng/con về ngâm uống thấy cơ thể thay đổi rõ rệt.

“Trước đây thi thoảng mua được ít, tôi thường nướng hoặc rán lên ăn rất ngon nhưng tìm hiểu thấy bảo ngâm rượu tốt hơn nên đặt mua liền 40 con về ngâm với nấm ô linh và sáp ong. Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, rót ra lưng chén uống cảm thấy khỏe ra liền”, anh Huy nói.

Loại  côn trùng có giá cả đắt đỏ. Ảnh: Dân Việt

Chuyên gia lý giải công dụng của loại thần dược này

Đề cập đến “thần dược” này, lương y từ Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên báo VietNamNet, mối chúa có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe . Nếu dùng đúng đây sẽ là vị thuốc rất quý, còn dùng bừa bãi không đúng cách sẽ trở thành độc hại.

Theo đó, mối chúa ngâm rượu sẽ tốt hơn khi chế biến thành các món ăn khác. Mỗi buổi tối, nam giới nên uống từ 1-2 chén rượu nhỏ mối chúa, không quá 60ml sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường hoạt động sinh lý. Với người cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì không nên ăn mối chúa.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyên (Thạc sĩ Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), mối giúp cân bằng hệ sinh thái, làm tăng đa dạng sinh học, nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến rừng trồng. Nhiều khu rừng bị những tổ mối tàn phá nặng nề, nên việc người dân đi bắt mối chúa là giúp bảo vệ rừng. Song, khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến diện tích rừng trồng và hệ sinh thái khu vực.

Mối chúa có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Ảnh: VietNamNet

“Hiện chưa có quy định nào về cấm khai thác mối chúa. Tuy vậy, việc người dân vùng núi đổ xô đi đào bắt là tận diệt, không nên. Cần khai thác hợp lý, có chọn lọc để vừa cân bằng được hệ sinh thái, vừa giảm được nguy cơ phá hoại rừng của mối”, bà Tuyên cho hay.

Tin nổi bật