Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đẩy lùi nhiệt miệng mùa nắng nóng bằng thực phẩm

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không nguy hiểm nhưng rất khó chịu gây đau rát. Sau đây là một số thực phẩm giúp “đánh bay” chứng nhiệt miệng.

(ĐSPL) – Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây đau rát. Sau đây là một số thực phẩm giúp “đánh bay” chứng nhiệt miệng nhanh chóng.

Chứng nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên:

- Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.

 Vào mùa nóng, chúng ta rất dễ mắc nhiệt miệng.

- Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ.

- Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi.

- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét nhiệt miệng.

- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ sau sinh nở, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

Chè tươi, nước cam, bột sắn dây, hoa quả mát...là những thực phẩm bạn nên bổ sung để giúp cơ thể thanh mát, đẩy lùi chứng nhiệt miệng.

Sau đây là những thực phẩm bổ dưỡng giúp “xua tan” chứng nhiệt miệng, xoa dịu cơ thể khi bạn bị nóng trong người.

1. Chè tươi

 

Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.

2. Nước cam

Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

3. Bột sắn dây

 

Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loãng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.

4. Rau má

Rau má là thực phẩm có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

5. Cà chua sống

 

Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

6. Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước chè tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

7. Nhân trần

Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30g, lá sen 15g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3g với nước lọc có pha chút mật ong.

8. Nước khế chua

Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

9. Ăn sữa chua

 

Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.

10. Củ cải trắng

Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày sẽ khỏi.

Các bác sĩ khuyên rằng: Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm.

Tin nổi bật