Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Đất vàng" 69 Nguyễn Du được "hoá giá" như thế nào?

(DS&PL) -

Lô đất vàng 69 Nguyễn Du ban đầu được UBND TP.Hà Nội giao cho PVC xây dựng tòa nhà văn phòng nhưng sau đó, doanh nghiệp này đã cho Công ty Hợp Thành thuê lại.

Lô đất vàng 69 Nguyễn Du ban đầu được UBND TP.Hà Nội giao cho PVC xây dựng tòa nhà văn phòng, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được TP.Hà Nội cho phép. Tuy nhiên, sau đó, doanh nghiệp này đã cho Công ty Hợp Thành thuê lại với giá 95,9 tỷ đồng.

Từ khi "về tay" Công ty Hợp Thành, đất vàng 69 Nguyễn Du vẫn bị bỏ hoang. Ảnh: Dân Việt

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận thanh tra số 1325/ KL-TTCP ngày 04/8/2020, trong đó có nội dung đáng chú ý được đề cập đến là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.Hà Nội phối hợp với PVN rà soát để thu hồi và xử lý các phát sinh trong quá trình thu hồi cơ sở số 69 Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội). Đến thời điểm 31/10/2010, nếu chưa thực hiện được việc thu hồi, thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, lô đất gần 570m2 tại 69 Nguyễn Du ban đầu được UBND TP.Hà Nội giao cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) để xây dựng toà nhà văn phòng tuy nhiên sau đó lại bị doanh nghiệp này chuyển nhượng trái phép.

Cụ thể, lô đất 69 Nguyễn Du trước đây là biệt thự, được Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP.Hà Nội bán chỉ định để xây dựng trụ sở làm việc theo văn bản số 1665/TTg-KTN ngày 6/10/2008.

Thực hiện ý kiến của Thủ tướng, UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định thu hồi căn biệt thự chuyên dùng có diện tích 569,7m2 để giao cho PVC cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được TP.Hà Nội cho phép.

PVC sau đó đã lập dự án với tên gọi "Toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du", có diện tích đất 596,7 m2, diện tích xây dựng công trình 406,2 m2, quy mô 8 tầng.

Dự án có tổng diện tích sàn (cả tầng hầm) là 4.361,5 m2 dự kiến cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu làm việc hàng ngày của PVC và các đối tác thuê văn phòng tại đây.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 130 tỷ đồng, trong đó 45% vốn tự có, còn lại vay tín dụng thương mại.

PVC cho biết dự án sẽ mang lại lợi nhuận bình quân 10,9 tỷ đồng/ năm, NPV là 2.823 tỷ đồng, IRR 12,29%. Thời gian hoàn vốn là 9 năm. Thời gian thi công xây lắp toàn bộ công trình từ 15-18 tháng, dự kiến khởi công đầu năm 2009.

Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2009, PVC đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn biệt thự này cho CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành với giá 95,9 tỷ đồng (tương đương 160 triệu đồng/m2).

Liên quan đến kết luận thanh tra số 1325/ KL-TTCP ngày 04/8/2020, ngày 5/8/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6393/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đối với Kết luận thanh tra một số nội dung đối với Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội; trong đó có nội dung:

Đồng ý với nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra số 1325/ KL-TTCP ngày 04/8/2020 của của Thanh tra Chính phủ về một số nội dung đối với Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Căn cứ nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, các bộ: Công thương, Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ tô chức triên khai thực hiện.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật