Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đạo diễn Việt Tú nói gì về chi phí làm show của Lý Nhã Kỳ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đạo diễn Việt Tú đã có những chia sẻ khi đảm nhận show thời trang được cho là đẳng cấp quốc tế của Lý Nhã Kỳ diễn ra tại Dinh Thống Nhất vào tối 11/11.

(ĐSPL) - Đạo diễn Việt Tú đã có những chia sẻ khi đảm nhận show thời trang được cho là đẳng cấp quốc tế của Lý Nhã Kỳ diễn ra tại Dinh Thống Nhất vào tối 11/11.
Cảm giác của anh thế nào khi nhận lời mời của Lý Nhã Kỳ?
Tôi cảm thấy thú vị khi nhận được lời mời. Câu đầu tiên Lý Nhã Kỳ nói khi mời tôi làm đạo diễn là 99\% dân số Việt Nam không ưa Lý Nhã Kỳ, tôi bảo là xin phép được đính chính lại là không phải 99\% mà là gần 100\%. Sau câu đấy thì Kỳ bảo tôi là anh có quan tâm đến sự kiện này không, tôi bảo Kỳ là làm ở đâu, Kỳ nói là ở dinh Độc Lập. Cảm giác đầu tiên là rất quan trọng và tôi nghĩ đây là 1 ý tưởng táo bạo bởi diễn thời trang mà vào trong Dinh Độc Lập. Tôi không biết làm gì nhưng tôi nghĩ nó đủ thú vị để làm, đơn giản là như vậy.
Anh nhận xét gì về Lý Nhã Kỳ?
Tôi nghĩ đó là một cô gái thông minh, không phải tự nhiên cô ta có những thành công như thế. Những thứ mà tôi không nghe thấy, không nhìn thấy chỉ mọi người đồn thổi lên thì tôi xin phép không bình luận. Tôi chỉ nhìn Lý Nhã Kỳ với góc nhìn của một người cộng sự trong dự án này, Lý Nhã Kỳ thật thú vị bởi cô ấy có góc nhìn khác về công việc và tố chất rất riêng. Tôi cho rằng mọi người thành công đều có lý do của họ và Lý Nhã Kỳ Cũng là một người như vậy.

Cát-xê của anh có cao không bởi Lý Nhã Kỳ nổi tiếng là giàu có?
Tôi nghĩ, yếu tố tài chính nó không quá quan trọng để mình nhận lời hợp tác với một người nào đấy. Tôi nghĩ sẽ rất là sai lầm nếu mình nhìn vào hình thức hay những lời đồn thổi của những người tạm gọi là khách hàng để mà làm việc.
Tôi vừa là nghệ sĩ, vừa làm doanh nghiệp nên tôi nghĩ cái gì nó cũng phải đúng thực tế, chứ cái gì bất thường là không ổn. Không chỉ có Kỳ mà khách hàng nào cũng vậy. Những show thời trang theo dự án thế này thì nó cũng không có gì xa lạ với tôi, nên cứ để mọi việc đến một cách tự nhiên.
Làm show quốc tế, anh gặp khó khăn gì nhất?
Ý tưởng là cái khó khăn nhất. Cách đây vài tháng thì Kỳ có gọi cho tôi và nói về ý tưởng này, chúng ta phải làm gì, làm như thế nào. Ngay lập tức, trong đầu tôi đã phác ra rồi.
Kỳ có lo lắng là những người khách quốc tế đến đây rất danh giá. Tôi nói Kỳ không phải lo, nếu người khách đến nhà mình thì có dưa có cà thì mình tiếp bằng dưa, bằng cà…nhà mình có cái gì thì mình mang ra tiếp người ta bằng cái đó chứ không nhất thiết phải theo kiểu của người ta, bởi nếu vậy thì người ta ở nhà họ chứ đến nhà mình làm gì.
Mục đích của chúng tôi là làm sao chỉ là quả cà, cái dưa cái muối nhưng nó phải được làm bằng cả sự tận tâm, nhiệt huyết, đam mê của mình để người ta cảm nhận được. Có khi, lần sau người ta lại đến nhà của Kỳ bởi có món lạ, món hay chứ mình đem sơn hào hải vị ra thì có khi không đọ được với họ.
Theo kinh nghiệm của tôi thì những nhận vật như vậy chắc một năm dự đến vài trăm bữa tiệc của giới thượng lưu, nên nếu mình làm như vậy thì cũng rất kệch cỡm. Cho nên, cái chất của mình trong show của Kỳ là phải làm, chứ không biến cô ấy thành người giống như mọi người đồn thổi xa hoa hào nhoáng. Cái xa hoa hào nhoáng của mình nhìn thế, chứ chỉ cần bước ra khỏi cửa là mình đã thua người ta rồi bởi cái quan điểm về sự xa hoa của thế giới thì khủng khiếp lắm.
Làm show thời trang được cho là đẳng cấp quốc tế, anh có áp lực?
Thực ra, ngoài từ quốc tế ra thì cũng chả biết dùng từ gì cho nó bởi nó cũng mang tính quốc tế thật. Nếu bảo show nào là quốc tế, show nào không thì tôi thấy rất khó, hãy để người xem người ta nhận xét sẽ công bằng và phù hợp hơn.
Còn cái nghề của tôi thì nếu áp lực thì đã chẳng bao giờ làm được bởi mọi thứ đã luôn luôn là áp lực rồi, áp lực phải làm tốt, thành công…rất nhiều thứ. Tôi nghĩ mọi việc chỉ bình thường bởi đó là nghề của mình, thứ nữa là đâu phải vì từ “quốc tế” mà mình áp lực đâu! Từ trước đến nay thì tôi chỉ làm việc bằng đam mê và nghĩ cái gì đúng thì làm.
Tôi hy vọng lần này, mọi người cũng cảm nhận được tinh thần ấy để thấy show diễn thú vị và quan trong là năm sau Kỳ đưa ra lời mời thì các khách quốc tế, khán giả và các nhà thiết kế vẫn sẽ đến. Đó mới là quan trọng chứ mình có làm giời làm biển, mọi người tung hô nhưng năm sau chẳng ai tới thì cũng chẳng có gì.
So với những show trước anh thực hiện, show này có gì khác?
Những nhà thiết kế người ta gửi sang đây những băng video yêu cầu rất kỹ. Còn cái sáng tạo của mình là đường catwalk, không khí biểu diễn của show cũng rất là quan trọng.
Nói về hình ảnh, làm show này giống như một người thợ thủ công: cầu kỳ, tỉ mỉ và kỹ chứ không phải loại hành hóa cho vào khuôn rập hàng loạt. Tôi thích làm show này bởi nó cho tôi cảm giác giống như một ông thợ đục, cứ đẽo đẽo tỉ mẩn hàng ngày. Nó không hoành tráng, ồn ào và khác những công việc hằng ngày tôi làm. Điều đó làm cho tôi và ekip cũng thấy thú vị.
Tôi là người rất yêu và thích thời trang, nhất là những thương hiệu thủ công. Cho nên, khi gặp show này liên quan đến thủ công tôi rất thích. Tôi phải ngồi xem những cái giấy, chọn hoa văn, xem những ông nghệ nhân vẽ vẽ quét quét rồi chuyển cho mình từng tờ giấy. Tôi thấy nó như một dạng khoái cảm để mình làm việc.
Chi phí của show thời trang này có lớn?
Tôi không nghĩ đó là một chi phí lớn, bởi cái gì nó đúng thì thôi chứ không phải vì cô Kỳ làm hay có các nhà thiết kế đến là nó lớn. Ví dụ sau này có những nhà thiết kế mà họ chuyên làm về sân khấu trang trí khủng khiếp mà chúng ta có thể chấp nhận được thì nó lớn, chứ cái gì không lớn mà cứ đem sự hào nhoáng ra thì không phải.
Bản thân Kỳ bỏ ra số tiền tương đối để làm sàn catwalk bằng kính cường lực cũng đắt tiền, mà dùng 1 lần rồi bỏ đi thì tôi nghĩ đã là 1 sự thú vị rồi. Tôi nghĩ nó không nhất thiết phải tính bằng con số mà là giá trị của những người đến xem có thể cảm nhận được.
Anh nghĩ gì khi có những ý kiến rằng Lý Nhã Kỳ làm show lớn xa hoa trong khi Việt Nam còn nghèo?
Tôi nghĩ một xã hội thì phải chăm lo rất nhiều khía cạnh, nhiều thứ bao gồm cả sự phát triển và chưa phát triển. Tôi nghĩ về công tác an sinh xã hội thì có rất nhiều chương trình đang chăm sóc. Một đất nước phát triển phải ghi dấu qua những thứ mang tính chất quốc tế, như vậy chúng ta mới phát triển được. Chứ nói chúng ta còn nghèo thì không làm thì rất khó để nền kinh tế phát triển và có nhiều người giàu thì người nghèo sẽ được giúp đỡ nhiều hơn. Tôi nghĩ phải tư duy tích cực.
Tôi nghĩ không nhất thiết phải thể hiện sự thiện nguyện của mình bằng cách không ăn, không tiêu, không mặc hay không tham dự những sự kiện. Như vậy, lấy đâu ra sự phát triển. tôi mong người ta dùng đồng tiền có mục đích. Nghệ thuật hiện nay cũng cần có những nhà hảo tâm. Ví dụ ở nước ngoài, tại sao nghệ thuật của người ta rất phát triển cực điểm như vậy? Bởi người giàu người ta ý thức được, có khi người ta sở hữu bộ sưu tập tranh hàng triệu đô và người ta để lại cho bảo tàng.

Đó là giá trị nghệ thuật, còn những thứ liên quan đến quần áo, xa xỉ là khác…
Tôi nghĩ tất cả mọi thứ là cái đẹp của nghệ thuật. Khi cuộc sống của bạn về vật chất đầy đủ rồi thì bạn sẽ nghĩ về tinh thần. Thời trang thì không phải bây giờ mà từ thời Phục Hưng xa xưa, người ta đã tôn trọng những giá trị ấy rồi. Cho dù là người giàu hay người nghèo thì cung đang thụ hưởng giá trị rất cụ thể từ thời trang. Nếu không có ngàng thời trang thì tất cả chúng ta bây giờ sống trong thời kỳ đồ đá.
Tôi nghĩ điều quan trọng là tiêu tiền đúng mục đích chứ không phải phán xét giàu hay nghèo, bởi nghèo mà không có thiện tâm thì xã hội không phát triển được thế, mà xã hội có quá nhiều người nghèo thì không phải tin tức đáng mừng bởi đó là xã hội chậm phát triển. Nền kinh tế của mình đang phát triển thông qua sự góp mặt của những người giàu, tôi nghĩ đó là sự đáng mừng.
Nếu đọc thông tin kinh tế thì mỗi năm, Việt Nam bỏ ra cả tỉ đô để mua đồ hiệu. Tôi nghĩ Việt Nam nhập siêu về đồ hiệu như vậy thì chả có lý do gì mà các NTK thế giới không đến với chúng ta cả.
Anh nghĩ nhập siêu đồ hiệu là tín hiệu đáng mừng?
Tôi nghĩ đáng mừng hay không thì chưa biết nhưng chứng tỏ người Việt Nam đã có gu và họ biết dùng những mặt hàng xa xỉ. Còn việc các nhà thiết kết Việt Nam muốn gia nhập câu lạc bộ ấy để chia lợi nhuận từ những con số ấy thì họ phải cố gắng thôi! Tôi nghĩ rất nhiều người đang cố gắng làm điều đó, còn bao giờ thành hiện thực thì chúng ta sẽ chờ.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!
Video có thể độc giả quan tâm:
Lỹ Nhã Kỳ làm liveshow thời trang tiền tỷ

Tin nổi bật