Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đánh đập con cái: Vì cha mẹ thiếu hiểu biết pháp luật

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Những ngày gần đây những vụ việc cha mẹ "bạo hành" con cái bằng những hình thức khó chấp nhận như: xích cổ con vào cây, đánh đập con, bắt ngủ ngoài chuồng gà...

(ĐSPL) - Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao những vụ việc cha mẹ "bạo hành" con cái bằng những hình thức khó chấp nhận như: xích cổ con vào cây, đánh đập con, bắt ngủ ngoài chuồng gà...

Không biết là trái pháp luật

Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ việc bố mẹ giáo dục con bằng những cách làm tàn nhẫn. 

Chiều 14/8, một số người dân phát hiện bé trai 13 tuổi đi lang thang ở xóm 12, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), cổ bị bầm tím và có xích quấn quanh. Theo lời kể của ông bố, con trai thường ngỗ nghịch không vâng lời bố mẹ, hay gây sự đánh nhau với bạn bè. Ông bố đã nhiều lần phạt con trai bằng cách xích chặt vào gốc cây.

Bé H. đã phải ngủ qua đêm ở chuồng gà.

Sáng 16/8, người dân ở ấp Bào Nhàn, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phát hiện cháu H. (9 tuổi) ngồi khóc một mình, tinh thần hoảng loạn, quần áo cáu bẩn, dính nhiều phân gà. cháu H. cho biết, do đi chơi về muộn, nên bị mẹ ruột đánh đập rồi đuổi đi không cho vào nhà ngủ. Đợi tới khuya em buồn ngủ nên phải vào chuồng gà ngủ.

Bàn về việc dạy dỗ không đòn roi, rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay vẫn băn khoăn kiểu: không đánh thì chúng nó không sợ, đòn đau mới nhớ dai, các cụ dạy thương cho roi cho vọt cũng có lý của họ... Điều đáng nói là họ thiếu hiểu biết về pháp luật, không phân biệt được giữa phạt con và bạo hành trẻ em. 

Bí bách nên cứ...  trút giận vào con

Trao đổi với PV, Thạc sĩ  Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH T.Ư hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, cho rằng trong các vụ ngược đãi, hành hạ con cái trong gia đình, cha mẹ thường có học vấn thấp, cuộc sống khó khăn, không có điều kiện nuôi dạy con cái tốt.

Theo khảo sát, gia đình xảy ra nạn bạo hành đối với con cái thường là những gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn giữa vợ chồng, nên có trường hợp "giận cá chém thớt", vợ chồng giận nhau, nên trút giận vào con. Con cái không được quan tâm, chăm sóc nuôi dạy tốt nên thường ngỗ nghịch. 

“Dường như nhiều bậc làm cha mẹ đang thiếu kỹ năng trong nuôi dạy con cái, họ chỉ dạy con theo bản năng. Chính những người này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, cách giáo dục cha mẹ họ trước đó... Không phải vì ghét mà họ đánh đập con, chỉ vì họ không có kĩ năng, họ dồn nén sự bực bội lên con mình để giải tỏa mà vô tình không biết nó ảnh hưởng cả cuộc đời và nhân cách của con trẻ. Để lại vết thương tâm lý cực lớn, tự ti, ám thị và sau này khi lớn lên đứa trẻ đó cũng có xu hướng bạo lực giống như cha mẹ ngày xưa đối xử với nó”, thạc sĩ An nói.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Trưởng khoa Công tác Xã hội, trường đại học KHXH&NV TP.HCM cho rằng, gia đình xảy ra nạn bạo hành đối với con cái thường là những gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn giữa vợ chồng, nên có trường hợp "giận cá chém thớt", vợ chồng giận nhau, nên trút giận vào con.

Bạo lực gia đình: Học cách phạt con hiệu quả chứ đừng phạm luật - Hình minh họa

Cha mẹ gây ra tội với con đa số là người bí bách về mặt tinh thần. Vì có những biến cố trong cuộc sống như mất việc, mất nguồn thu nhập, bị tại nạn... nên thay đổi tính tình, có người bị trầm cảm, stress nên thiếu kiềm chế, gây hậu quả cho con..

Về lý do tại sao cha mẹ lại hành xử với con ruột của mình như thế, TS. Nga cho rằng bậc cha mẹ đó đã quan niệm “thương cho roi cho vọt” nên coi chuyện đánh con là bình thường, họ nghĩ rằng đó là cách để giáo dục con mình. Tuy nhiên, cách giáo dục này không hiệu quả.

Nếu cha mẹ có hành vi đối xử tàn ác với con cái, làm con đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.

“Dạy con có nhiều cách mà không cần roi, đứa trẻ còn nhỏ, chưa hiểu biết gì thì tại sao lại nuôi dạy trẻ bằng cách đánh đập. Những hành động dã man gây thương tích nặng nề cho trẻ về mặt thể chất, tinh thần. Chúng thường học theo tấm gương của cha mẹ, nên muốn giáo dục con thì cha mẹ phải là tấm gương về phẩm chất đạo đức với trẻ, những lời chửi mắng, đánh đập đều ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ, hình thành nhân cách của trẻ. Đứa trẻ có thể hung hãn khi trưởng thành chỉ vì bị cha mẹ đánh đập từ nhỏ”, TS. Nga nói.

Đánh đập khiến trẻ bị trầm cảm

Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Thanh Minh (chuyên gia pháp luật tại TP.HCM), cha mẹ nên gần gũi con cái, dạy dỗ từ lời ăn tiếng nói và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Nên lắng nghe ý kiến của con trẻ để nắm bắt những chuyển biến, phát triển tâm sinh lý và đưa ra những lời khuyên định hướng thích hợp. Ngoài ra, cần tạo môi trường sống tốt, tự lập và phát huy tính tích cực chủ động của trẻ em.

Ông Minh cho rằng, nguyên nhân tình cảm dẫn đến các vụ bạo hành con trẻ chủ yếu là do cha mẹ luôn muốn hướng con cái đến chân, thiện, mỹ nhưng lại bắt ép con cái phải theo khuôn mẫu đã định trước, mang tính độc đoán dẫn đến hình thành khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

"Như vậy sẽ khiến con họ trở nên trầm cảm, hình thành tâm lý chống đối, tự ti và có tâm lý tiêu cực, dễ bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội", ông Minh nói.

Thứ hai, cha mẹ chăm lo về vật chất mà chưa chú tâm đến nhu cầu tình cảm và giúp con định hướng hình thành nhân cách. Đặc biệt là lắng nghe và góp ý khi con gặp khó khăn về tình cảm, giải quyết các mối quan hệ xã hội, khi con có những biểu hiện thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì.

Theo ông Minh, trẻ em cần tránh xa khi cha say xỉn, hay lúc cha mẹ cãi nhau bởi lúc đó các em sẽ có nguy cơ bị trút giận.

Ông Minh khuyên, khi đó các em hãy chạy đến gặp người lớn như ông bà, bố mẹ, chú bác, hàng xóm kêu cứu... Còn các bậc cha mẹ nên bỏ suy nghĩ lạc hậu cổ xưa “thương cho roi cho vọt”...

Bạo hành, ngược đãi trẻ em phải bị xử lý nghiêm

Đại tá Vũ Hoàng Kiên (Cục phó cục hình sự, bộ Công an) cho rằng, hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em cần phải bị xử lý nghiêm minh, tạo sự răn đe nghiêm khắc. Ngoài việc xử lý hình sự, cần có vai trò của chính quyền địa phương, thôn xóm để theo dõi, quản lý những người có hành vi ngược đãi với trẻ em trong gia đình. Đối với những người thân trong gia đình, cần quan tâm đến những biểu hiện khác thường, vướng mắc về tâm lý của những người làm cha, làm mẹ, để kịp thời ngăn cản những hành vi đáng tiếc xảy ra.

Luật sư Hoàng Như Vĩnh (đoàn luật sư Đồng Nai) nhận định, theo Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, những hành vi như bố xích cổ con, mẹ đuổi con ra chuồng gà ngủ... đều bị nghiêm cấm. Nếu bị phát hiện, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính về hành vi bạo hành gia đình, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Cố ý gây thương tích theo điều 104, Bộ luật Hình sự hoặc tội hành hạ người khác theo điều 110, Bộ luật Hình sự.

Nhóm Phóng Viên

[mecloud]OJoOt2cefq[/mecloud]

Tin nổi bật