Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đánh CSGT rồi cướp luôn xe tang vật phạm tội gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Công an huyện Tuy Đức, Đắk Nông đang điều tra, làm rõ vụ chống người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát giao thông rồi cướp luôn 2 chiếc xe máy tang vật...

(ĐSPL) - Theo thông tin được báo chí đăng tải, cơ quan CSĐT (Công an huyện Tuy Đức, Đắk Nông) cho biết, cơ quan này đang điều tra, làm rõ vụ chống người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát giao thông rồi cướp luôn 2 chiếc xe máy tang vật, vừa xảy ra trên địa bàn huyện.

Đánh CSGT rồi cướp luôn xe tang vật (ảnh minh họa).

Trước đó, vào ngày 21/12, tổ tuần tra kiểm soát giao thông, Công an huyện Tuy Đức gồm 5 cán bộ, chiến sỹ do Thượng úy Trần Đình Lập làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện. Phát hiện hai người điều khiển mô tô chạy quá tốc độ và không đội mũ bảo hiểm, tổ công tác ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ nhưng những người này không chấp hành mà bỏ đi.

Đến khoảng 17h cùng ngày, có hai người tên Chinh và Do (đều trú tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) cùng một người khác (chưa xác định lai lịch) đã quay lại chửi bới và xông vào đánh Thượng úy Lập, Trung úy Nguyễn Ngọc Bình và Trung sỹ Dương Quang Trãi.

Khi cả ba rút về xe ô tô tuần tra thì Chinh và Cho đuổi theo, đồng thời hô hào kích động một số người dân kéo đến chống đối, yêu cầu tổ công tác phải trả lại hai chiếc xe máy vi phạm đã bị bắt giữ trước đó. Mặc dù tổ công tác đã vận động giải thích nhưng nhóm người trên vẫn có những hành vi hung hăng, manh động hơn. Chinh, Cho tiếp tục lao vào dùng tay chân, mũ bảo hiểm đánh túi bụi vào mặt và ngực các CSGT trong tổ.

Lợi dụng lúc này một số người leo lên xe tải của CSGT đưa hai chiếc xe bị tạm giữ xuống tẩu tán. Thấy tình hình phức tạp, tổ công tác cho xe quay đầu đi chỗ khác thì một nhóm người đuổi theo chặn đầu xe lại rồi xông lên đập phá làm kính xe bị vỡ, hư hỏng hoàn toàn. Nhóm người này yêu cầu tổ công tác phải đưa 1,8 triệu đồng mới cho xe đi. Sau khi lấy tiền các đối tượng còn có những lời lẽ đe dọa rồi bỏ đi.

Hậu quả, Thượng úy Lập, Trung úy Bình và Trung sỹ Trãi bị đánh đa chấn thương vùng đầu và mặt. Hai chiếc xe máy tang vật bị cướp. Nhận được tin báo Công an huyện Tuy Đức đã đến khám nghiệm hiện trường và xác minh điều tra làm rõ vụ việc.

Hành động của các đối tượng là vô cùng hung hăng, manh động, thể hiện sự coi thường pháp luật. Với những tình tiết nêu trên, các đối tượng phạm những tội danh gì?

Báo Đời sống và Pháp luật giới thiệu bài viết của tác giả Khánh Linh (ĐH Luật Hà Nội) nêu quan điểm về hành vi phạm tội và đánh giá tội danh của nhóm đối tượng.

Các đối tượng đã phạm tội chống người thi hành công vụ

Có lẽ chưa khi nào tình trạng chống người thi hành công vụ lại đáng báo động như hiện nay. Trong một số trường hợp, các đối tượng thậm chí sử dụng vũ lực để chống lại người đang thi hành công vụ ở mọi lúc, mọi nơi, gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của người thực thi nhiệm vụ. Tất nhiên, với những hành động này, luật đã quy định xử lý khá nghiêm, với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.

Video tham khảo:

Say rượu, 'nữ quái' lao vào đánh CSGT

Trở lại vụ việc nêu trên, trước tiên, đối tượng Chinh, Do và một số người khác (chưa xác định danh tính) đã phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự. Đây là hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của những người thi hành công vụ. Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong sự việc này, việc tổ công tác của CSGT phát hiện 2 người điều khiển mô tô chạy quá tốc độ và không đội mũ bảo hiểm, sau đó ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ là đúng quy trình. Hai đối tượng trên không những không chấp hành mà bỏ đi, sau đó quay trở lại chửi bới và tấn công tổ công tác là đã vi phạm pháp luật. Không những thế, hành vi lôi kéo, kích động những người khác kéo đến chống đối, "ép" CSGT phải trả lại phương tiện vi phạm của các đối tượng trên chứng tỏ sự hung hăng, manh động và coi thường pháp luật của chúng.

Theo khoản 2 Điều 257, các đối tượng còn phạm những tình tiết tăng nặng, như gây hậu quả nghiêm trọng (khiến chiến sỹ CSGT bị tổn hại đến sức khỏe); có tổ chức; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội..., do đó hình phạt cao nhất có thể đến 7 năm tù.

Tin nổi bật