Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dàn pháo tự hành “lửa mặt trời” Nga nã mưa rocket gây choáng ngợp

(DS&PL) -

Hệ thống pháo tự hành Solntsepyok (lửa mặt trời) tiến vào vị trí, rồi phóng hàng loạt rocket với tốc độ cực lớn, tạo nên khung cảnh không khác gì mưa sao băng.

Hệ thống pháo tự hành Solntsepyok (lửa mặt trời) tiến vào vị trí, rồi phóng hàng loạt rocket với tốc độ cực lớn, tạo nên khung cảnh không khác gì mưa sao băng.

[presscloud]12379[/presscloud]

Trong video do kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga công bố, các hệ thống TOS-1A Solntsepyok đã được bố trí dọc con đường băng qua thao trường. Mỗi tổ hợp đã nã ra khoảng 24 tên lửa với tốc độ dồn dập tọa nên một “cơn mưa” hỏa lực gây choáng ngợp cho người quan sát.

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hiện đang tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn Tsentr-2019 (Center-2019) trên khu vực trải dài từ biển Caspi đến Trung Á.

Tsentr-2019 khơi màn hôm 16/9, với sự tham gia của khoảng 128.000 binh sĩ, và hơn 20.000 thiết bị quân sự.

Tham gia cuộc tập trận có lực lượng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, cùng binh sĩ đến từ 4 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. 

TOS-1A Solntsepyok là phiên bản nâng cấp của dàn pháo phản lực TOS-1 Buratino. Nó là một tổ hợp gồm các xe chiến đấu kết hợp với xe tiếp đạn được thiết kế để đánh bại kẻ địch ở những khu vực có địa hình hiểm trở mà các phương tiện lớn khó di chuyển.

Cơn mưa hỏa lực" từ dàn pháo Nga. Ảnh: Zvezda

Dàn pháo phản lực TOS-1A Solntsepyok có tầm bắn trong khoảng 3-4km và sử dụng các tên lửa có sức công phá lớn. Ngoài ra, Solntsepyok còn sử dụng đầu đạn nhiệp áp, cho phép phun ra các dung dịch dễ cháy khi bắn trúng mục tiêu và phát hỏa.

Trong môi trường nhất định, nhiệt độ từ đầu đạn nhiệt áp của Solntsepyok có thể đạt tới mức 1.000 độ C mang lại sức công phá đáng kể. Chính vì vậy, nó đã được gọi là “lửa mặt trời”.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật