Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dân khẳng định không đòi rắn hổ mang chúa dài 3,1m về làm thịt

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một trong những người bắt rắn hổ mang chúa nặng 6,3 kg, dài 3,1m khẳng định “thông tin anh em chúng tôi đòi lại rắn để làm thịt là hoàn toàn không có”.

(ĐSPL) -  Một trong những người bắt rắn hổ mang chúa nặng 6,3 kg, dài 3,1m khẳng định “thông tin anh em chúng tôi đòi lại rắn để làm thịt là hoàn toàn không có”.

Hổ mang chúa bị may miệng để không cắn người (Ảnh Zing).

Như tin tức trên báo Zing, ngày 13/10, Công an xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đơn vị sẽ kiến nghị ngành chức năng có biện pháp xử lý rắn hổ mang chúa đang được giữ tại trụ sở, được người dân mang đến nộp vào 9/10. Con rắn này nặng 6,3 kg, dài khoảng 3,1 m, toàn thân có màu đen khoang vàng, vẩy ánh bạc xanh, dưới bụng màu vàng.

Tuy nhiên, nhiều ngày qua, con rắn “khủng” này vẫn chưa được trả về tự nhiên bởi những người vây bắt đề nghị ngành chức năng hỗ trợ họ 1 triệu đồng, vì công bắt rất cực khổ, nguy hiểm. Trong khi đó, đại diện Hạt kiểm lâm huyện cho rằng hổ mang chúa là động vật quý hiếm, cấm săn bắt nên không đồng ý hỗ trợ.

Mỗi ngày rất đông người dân đến trụ sở công an xã để xem rắn, chụp hình, trong đó có nhiều em nhỏ hay lấy cây chọc phá rất nguy hiểm.

"Chúng tôi phải cử công an viên túc trực, canh chừng suốt ngày, không cho người dân đến gần xem cũng như đề phòng có kẻ trộm. Điều lo ngại nhất là chẳng may rắn thoát ra ngoài, lúc đó vô cùng nguy hiểm", ông Vũ - công an xã Phú Đức - nói.

Theo ông Vũ, do không thống nhất được tiền hỗ trợ nên người dân có ý đòi rắn lại để... làm thịt.

Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, ông  Lê Hồng Thiên, một trong những người bắt rắn cho biết trên báo Dân trí: “Lí do chúng tôi không đồng ý giao nộp con rắn cho cơ quan chức năng là vì chúng tôi đã bất chấp nguy hiểm, khống chế con rắn rồi giao nộp cho công an xã nên chỉ có nguyện vọng mong cơ quan chức năng hỗ trợ 1 triệu đồng cho anh em chúng tôi. Còn có nhiều cơ quan báo chí thông tin anh em chúng tôi đòi lại rắn để làm thịt là hoàn toàn không có. Đến giờ chúng tôi vẫn còn sợ vì biết đây là loài rắn cực độc”.

Ngày 14/10, ông Trần Minh Hải, Phó Trưởng Công an xã Phú Đức (huyện Tam Nông, Đồng Tháp)  cho biết, ngày 13/10, nhóm người bắt được rắn này đã đồng ý giao con rắn cho Hạt Kiểm lâm huyện Tam Nông sau khi được cơ quan chức năng hỗ trợ 1 triệu đồng (trích từ UBND xã Phúc Đức và Vườn Quốc gia Tràm Chim).

Do rắn bị thương ở miệng do người dân dùng dây sắt xuyên miệng, khép mỏ rắn vào bao lưới để không cho nó phun nọc độc hoặc cắn người nên sau khi tiếp nhận rắn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo đưa rắn về Trại rắn Đồng Tâm (QK9) ở Tiền Giang để dưỡng thương.

Tin nổi bật