Một thiếu nữ 17 tuổi người Đài Loan đã bị bác sĩ chẩn đoán mắc chứng thoái hóa cột sống sau 4 tháng sử dụng bóng cười.
Cô bé Mỹ Mỹ đang phải điều trị thoái hóa cột sống tại Bệnh viện Trường Canh, phân viện Cơ Long (Đài Loan, Trung Quốc). Cuối năm 2018, trong một lần tụ tập, vui chơi với bạn, thiếu nữ 17 tuổi thử hút bóng cười và nhanh chóng nghiện loại khí này, theo EBC.
Trong vòng 4 tháng sau đó, cô bé nhiều lần sử dụng bóng cười, liều lượng tăng lên. Có ngày Mỹ Mỹ hút 5 bình dung tích 22 lít.
Cô bé Mỹ Mỹ bước đi khó nhọc trong sự dìu dắt của mẹ. Ảnh: EBC. |
Không lâu sau đó, chân tay của Mỹ Mỹ bắt đầu có dấu hiệu tê bì và không thể tự đi. Người nhà cho rằng Mỹ Mỹ bị di chứng do tai nạn trước đó. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết nguyên nhân chính là thoái hóa cột sống từ đốt sống cổ 1 đến 6.
Mỹ Mỹ đã sử dụng khí cười liên tục trong 4 tháng với liều lượng lớn nên gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Châu Chính Triết, khoa Thần kinh nhi, Bệnh viện Trường Canh, loại khí cười này thực ra là dinitor monoxit (N2O). Khi được hít vào cơ thể, chúng có tác dụng kích thích hưng phấn. Người hút muốn cười và có cảm giác thoải mái.
Khí cười còn giúp người sử dụng nhạy cảm hơn với âm thanh, dễ hưng phấn khi nghe nhạc. Bóng cười vì thế hay xuất hiện trong các quán bar, cà phê, club.
Cuối năm 2012, một sinh viên (19 tuổi) Trường đại học Illinois (Mỹ) đã tử vong vì ngạt khí N2O khi chơi bóng cười.
Các chuyên gia đã khuyến cáo hít nhiều khí cười (hợp chất vô cơ có tên dinitơ oxid, công thức N2O) chắc chắn bị ngộ độc, bị rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư.
Cô gái này từng nổi tiếng cộng đồng mạng vì nghiện bóng đến nỗi mua cả bình khí N20 mang theo bên mình để hút bất cứ lúc nào thấy thèm. |
Nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy, đặc biệt là ma túy đá. Bởi vì khi đã quen cảm giác "phê" với ảo giác, người ta rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác "phê" mạnh hơn.
Minh Khôi (T/h)