Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bóng cười: Hà Nội cấm sử dụng, buôn bán, tàng trữ...Bộ Y tế hoan nghênh

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Ngày 29/5, Bộ Y tế đã có văn bản phúc đáp công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Y tế vào tháng 10/2018 về tác hại của bóng cười.

(ĐS&PL) Ngày 29/5, Bộ Y tế đã có văn bản phúc đáp công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Y tế vào tháng 10/2018 về tác hại của bóng cười. Trong công văn nói trên, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định việc người dân tự ý sử dụng khí N2O như một chất kích thích có thể dẫn đến tử vong.

Cụ thể, Bộ Y tế đã có khuyến cáo tác hại khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu hành khí N2O. Theo đó, Bộ Y tế đã nhất trí với đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí…

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo công tác truyền thông về tác hại của khí N2O với sức khỏe con người, đặc biệt khí này làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh.

Các bạn trẻ bắt chước trào lưu bóng cười ở nước ngoài nhưng không quan tâm tác hại của nó. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Y tế, khí N2O thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, được phép mua bán sản xuất với mục đích công nghiệp, không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sử dụng cho người. Bộ Y tế cũng chưa tiếp nhận hồ sơ thuốc, trang thiết bị y tế có thành phần khí N2O.

Như chúng ta đã biết, bóng cười còn gọi là Funkyball, là quả bóng bay bơm "khí cười" Nitrous oxide (N2O), được giới trẻ coi là thú vui để giải tỏa căng thẳng. Người chơi dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít rồi thổi ra cho quả bóng to lên, khí N2O vào cơ thể tạo cảm giác phấn khích, ảo giác, gây cười.

Liên quan đến bóng cười, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết N2O được sử dụng trong bóng cười hiện nay nếu lạm dụng có thể gây tổn hại sức khỏe.Theo tính chất hóa học, N2O là một loại khí không màu, không cháy, có mùi thơm nhẹ… N2O không cháy nhưng có tính ôxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống, có thể gây ngạt.

Còn theo, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc khí N2O do hít bóng cười. Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện rối loạn cảm giác, giảm vận động, tê bì chân tay, đi lại không vững. Nhiều bệnh nhân bị tổn thương tủy sống, mất tủy, tổn thương hệ thần kinh do lạm dụng bóng cười.

Thu Dung/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật