(ĐSPL) - Đại gia Lê Ân đầu tư vào làng cô nhi trên 7,5 tỷ đồng, để san lấp mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng sau đó, diện tích đất này bị thu hồi và số tiền san lấp mặt bằng của lão đại gia này có nguy cơ không được bồi thường.
Lão đại gia kêu cứu
Lão đại gia 78 tuổi (ngụ phường 10, TP Vũng Tàu) cho biết, ông đã gửi đơn đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để kêu cứu.
Nguyên nhân là ông Lê Ân chưa được UBND huyện Long Điền bồi thường chi phí san lấp mặt bằng đã đầu tư vào Làng cô nhi Nghĩa Ân.
Theo quyết định ngày 1/6/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Làng cô nhi Nghĩa Ân do ông Lê Ân sáng lập, được quy hoạch trên diện tích 9 ha, tại xã An Ngãi, huyện Long Điền.
Sau đó, ông này đầu tư vào làng cô nhi trên 7,5 tỷ đồng, để san lấp mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Ngày 13/10/1994, ông Nguyễn Văn Hàng (Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ký quyết định số 1709, thu hồi tất cả các văn bản có liên quan đến việc thành lập Làng cô nhi Nghĩa Ân và đình chỉ hoạt động nơi này.
Tuy nhiên, 3 ngày trước đó (10/10/1994), Thủ tướng Chính phủ có quyết định 561, cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đối với ông Hàng.
Theo kháng nghị của VKSND tối cao, quyết định 1709 do ông Hàng ký là không có hiệu lực, trái pháp luật, vì ban hành sau ngày bị Thủ tướng cách chức.
Ngoài ra, nếu ông Hàng còn giữ chức Phó chủ tịch tỉnh thì vị lãnh đạo này cũng không đủ thẩm quyền ký văn bản thu hồi các quyết định do Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành.
Đến năm 2008, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi trên 44,3 ha đất tại xã An Ngãi, để đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong diện tích bị thu hồi có trên 9 ha đất của Làng cô nhi Nghĩa Ân.
Năm 2012 và 2013, ông Lê Ân nhận 4 quyết định của UBND huyện Long Điền về bồi thường nhà, vật kiến trúc trên đất.
Đại gia này đã nhận trên 1,6 tỷ đồng nhưng tiếp tục khiếu nại, yêu cầu bồi thường thêm chi phí san lấp mặt bằng gần 1,6 tỷ đồng.
Đại gia Lê Ân đã nhận trên 1,6 tỷ đồng nhưng tiếp tục khiếu nại, yêu cầu bồi thường thêm chi phí san lấp mặt bằng gần 1,6 tỷ đồng. |
|
Tháng 12/2014, UBND huyện Long Điền có công văn 5570 cho rằng, Làng cô nhi Nghĩa Ân chưa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao đất.
Do đó, làng không có quyền sử dụng đất hợp pháp, nên không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng theo Điều 76, Luật Đất đai năm 2013 và Điều 3, Nghị định 47, năm 2014 của Chính phủ.
Sáng 9/4, ông Lê Văn Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Long Điền cho biết, đã báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các sở, ngành có liên quan về trường hợp khiếu nại của ông Lê Ân.
Quan điểm của huyện với ngành chức năng là không bồi thường, nhưng sẽ hỗ trợ tất cả chi phí ông Lê Ân đã san lấp mặt bằng, nếu ông này trình được hóa đơn, chứng từ.
"Chúng tôi muốn giải quyết dứt điểm vụ việc, nên nhiều lần mời vợ chồng ông Lê Ân đến trao đổi.
Ông ấy không cung cấp được hóa đơn, hợp đồng liên quan đến việc mua vật tư của đơn vị nào để san lấp thì huyện không có căn cứ chi tiền.
Nếu chi tiền mà không có chứng từ kèm theo, kiểm toán vào làm việc thì kẹt cho huyện", ông Trung nói.
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Lê Ân cho biết, không có hóa đơn, chứng từ cung cấp cho huyện Long Điền bởi Làng cô nhi Nghĩa Ân là tổ chức từ thiện phi lợi nhuận.
Vì vậy, làng không có báo cáo tài chính, không yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng, nên không lấy hóa đơn.
"Việc đền bù thiệt hại vào thời điểm này không đáng bao nhiêu so với chi phí tôi bỏ ra 20 năm trước.
Thiệt hại cho tôi và các cháu không nơi nương tựa đã quá rõ, nên việc thu hồi và xóa sạch làng cô nhi thì phải đền bù tiền san lấp mặt bằng mới thấu tình đạt lý", đại gia Lê Ân nêu trong đơn.
Đại gia Lê Ân giàu cỡ nào?
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông con ở Quảng Nam. Lê Ân có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Năm 1958, Lê Ân bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
Khởi đầu sự nghiệp kinh doanh của mình từ những năm 1958, lão đại gia đã trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, thậm chí có lúc Lê Ân đã phải ăn cơm tù.
Không chỉ nổi danh trong giới kinh doanh, Lê Ân còn được nhiều người biết đến khi ông được điện ảnh Sài Gòn mời tham gia 2 bộ phim "Chàng ngốc gặp hên" và "Tứ quái Sài Gòn".
Cuộc đời nhiều thăng trầm và nếm trải không ít cay đắng trong đó đường tình duyên của Lê Ân cũng không mấy thuận lợi. Trải qua 6 đời vợ trong đó không ít lần ông phải ra tòa vì dính tới kiện tụng đòi nợ với vợ cũ.
Đơn cử vào năm 1984 vợ thứ 2 của Lê Ân nộp đơn ra tòa đòi ly hôn sau khi ông ôm vàng với hột xoàn vượt biên và bị bắt tại vùng biển Bình Đại (Bến Tre). Trong phiên tòa này Lê Ân đã không chứng minh được tài sản là của mình nên ông thành người trắng tay.
Đại gia Lê Ân cho biết, hiện tổng tài sản của ông trên 2.000 tỷ đồng. |
|
Sau thất bại trong cuộc hôn nhân thứ 2, Lê Ân vẫn ấp ủ ước mơ ra nước ngoài lập nghiệp nên ông cưới người vợ thứ 3 là một cô gái mang 2 dòng máu Việt - Mỹ. Thế nhưng khi người vợ này bồng con ra nước ngoài đã quên mất lời hứa bảo lãnh chồng, một lần nữa Lê Ân lại thất bại.
Thất bại nhiều trong hôn nhân nhưng đại gia Lê Ân từng tự tin nói: ông 'dư sức cưới vợ 18 tuổi, chỉ mất 10 phút' và năm 2011 ông cưới cô vợ thứ 6 là một nữ sinh 19 tuổi tên Mai Thị Mai là thực tập sinh tại Làng du lịch Chí Linh (TP. Vũng Tàu). Nhận xét về tài kinh doanh của người vợ thứ 6 Lê Ân từng nói, Mai có chuyên môn về du lịch, trực tiếp tuyển bạn bè cùng lớp vào làm việc tại Làng du lịch Chí Linh nên chuyện kinh doanh ở đây bắt đầu có lãi, không phải bù lỗ 400-500 triệu đồng mỗi năm như những năm trước. Ở tuổi 75, lão đại gia Lê Ân đang sống hạnh phúc với người vợ trẻ.
Trong một tiết lộ với báo chí đại gia Lê Ân cho biết, hiện tổng tài sản của ông trên 2.000 tỷ đồng. Ngoài khai thác Làng du lịch rộng 14 ha ven biển thành phố Vũng Tàu, ông còn kinh doanh dịch vụ lưu trú, bất động sản và hiến 1.500 tỷ đồng cho Quỹ từ thiện Lê Ân gồm tiền mặt và tài sản của Làng du lịch Chí Linh rộng 14 ha.
Từng gây xôn xao dư luận trước đây bởi những phát ngôn gây sốc về trinh tiết, lão đại gia Lê Ân lại gây xôn xao khi mua chiếc giường dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 – 1740 có giá khoảng 4 tỷ đồng.
Được biết, chiếc giường có thiết kế phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes và chỉ bán 60 chiếc giường loại này trên thế giới
"Giường có giá khoảng 4 tỷ đồng đối với tôi không phải là cao. Trung Quốc mua được thì người Việt Nam cũng mua được. Tôi tìm cách đặt mua không phải để ngủ mà để thế giới biết rằng Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền", đại gia 75 tuổi cho biết.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, lão đại gia Lê Ân tâm sự, ông không mơ ước gì nhiều, chỉ muốn kinh doanh có lãi lớn để có điều kiện cùng người vợ thứ 6 làm từ thiện nhiều hơn trong những năm cuối đời.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Video: Ngọc Trinh khoe bộ sưu tập hàng hiệu tiền tỷ