Tất cả phụ nữ sống trong Tử Cấm Thành bị hạn chế đi lại, bó buộc trong khu vực cung điện và trải qua hầu hết cuộc đời bằng cách tranh sủng và chịu đựng cô đơn.
Những phi tần, mỹ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc sống cả đời trong oán hận, ghen tị và cô đơn. Ảnh minh hoạ: SCMP |
Những cô gái trẻ được chọn làm Tú nữ (những người phụ nữ thanh lịch) cho triều đình ngay từ thời nhà Tấn (265-420 sau Công nguyên - SCN) và các tiêu chí lựa chọn thay đổi tuỳ vào mỗi đời Hoàng đế. Chẳng hạn, trong triều đại nhà Minh, không có hộ gia đình nào được miễn lựa chọn. Theo các đạo luật, tất cả phụ nữ trẻ chưa kết hôn đều trải qua quá trình lựa chọn Tú nữ, chỉ những cô gái đã kết hôn hoặc bị khuyết tật, dị tật có chứng nhận mới được miễn.
Tuy nhiên, Hoàng đế Qing Shun Shun (1638-1661) đã bắt đầu loại trừ phần lớn dân số người Hán bằng cách giới hạn sự lựa chọn nhằm vào người Mãn Châu và Mông Cổ. Trước mỗi đợt tuyển tú, một hội đồng được lập ra sẽ gửi thông báo cho các quan chức ở địa phương lựa chọn và gửi danh sách đến triều đình.
Tuyển chọn phi tần
Trong triều đại nhà Thanh, vào ngày chỉ định, các cô gái trẻ sẽ được đưa đến Cổng Shenwu (Võ thần) của Tử Cấm Thành để kiểm tra. Họ được phép đi cùng với cha mẹ hoặc thân nhân gần gũi nhất cùng người đứng đầu thị tộc và các quan chức địa phương. Nền tảng xã hội không có rào cản nên nhiều hoàng đế đã chọn các phi tần từ dân gian. Tuy nhiên, Hoàng hậu là một ngoại lệ - luôn được chọn từ gia đình của một quan chức cấp cao có nhiều quyền lực.
Dưới 100 ứng viên sẽ được chọn để tham gia huấn luyện dưới quyền những “mama tổng quản”. Họ phải kiểm tra về nhiễm trùng da, lông trên cơ thể, mùi cơ thể và những thứ khác. Trong quá trình đó, họ bị loại dần, còn lại những người cuối cùng sẽ bị buộc phải học cử chỉ, cách bước đi và cách nói chuyện. Họ cũng học các môn nghệ thuật như vẽ tranh, đọc, viết chữ, đánh cờ và khiêu vũ.
Cuối cùng, các ứng viên nổi bật phải dành vài ngày hầu hạ Thái hậu, chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của bà. Họ trải qua các cuộc kiểm tra sâu hơn trong khi hầu ngủ cạnh Thái hậu để tìm ra mọi thói quen xấu về đêm như ngáy to, phát ra mùi hoặc nói chuyện, đi lại trong giấc ngủ.
Ngàn người lấy một
Vào năm 1621, Hoàng đế Tianqi nhà Minh đã gửi các hoạn quan đi khắp đất nước để chọn ra 5.000 phụ nữ trẻ từ 13 đến 16 tuổi, từ đó ông sẽ chọn một người vợ. Trong vòng đầu tiên của cuộc thi, những cô gái phải đứng thành hàng theo độ tuổi. Một ngàn người đã bị loại vì quá cao, thấp, béo hoặc gầy. Vào ngày tiếp theo, các hoạn quan sẽ kiểm tra cơ thể và đánh giá giọng nói cũng như cách cư xử của họ và khoảng 2.000 người khác bị loại.
Ngày thứ ba được dành để quan sát bàn chân, bàn tay và cách cơ thể chuyển động. 1.000 người khác đã bị loại. 1.000 người còn lại trải qua các cuộc kiểm tra phụ khoa, loại bỏ 700 người khác khỏi quy trình. 300 người còn lại sau đó được đưa vào trong cung điện, trải qua một loạt các bài kiểm tra kéo dài hàng tháng về trí thông minh, công đức, khí chất và đạo đức.
50 ứng viên hàng đầu tiếp tục bị phỏng vấn thêm về toán học, văn học và nghệ thuật trước khi được xếp hạng chính thức. Chỉ một vài trong số những người đó thông qua quá trình nghiêm ngặt được Hoàng đế chú ý sau đó và giành được sự ưu ái của ông. Hầu hết những người còn lại sẽ trải qua cuộc đời trong sự cô đơn và đầy rẫy ghen tuông. Vẻ đẹp là một lời nguyền hơn là một phước lành ở Trung Quốc trong giai đoạn phong kiến.
Hầu hạ Hoàng đế
Đương nhiên, các phi tần bị nghiêm cấm quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác ngoài Hoàng đế. Hầu hết các hoạt động của họ được giám sát bởi các hoạn quan, những người nắm giữ quyền lực lớn trong cung điện. Phi tần được yêu cầu tắm rửa và kiểm tra trước khi được Hoàng đế ân sủng.
Với hàng trăm, đôi khi là hàng ngàn phi tần tại thâm cung, cho dù bất kỳ người phụ nữ nào được Hoàng đế ân sủng đều sẽ phải chịu sự ganh đua ghen tị của người khác. Các phi tần có phòng riêng, mỗi ngày chỉ dành để trang điểm, may vá, thực hành các nghệ thuật khác nhau và giao tiếp với các phi tần khác. Nhiều người trong số họ đã dành cả cuộc đời trong cung điện mà không có bất kỳ liên hệ nào với Hoàng đế.
Chế độ đa thê
Hoàng hậu có quyền lực ở hậu cung nhưng phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề. Ảnh minh hoạ: SCMP |
Chế độ đa thê là thông lệ phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến, mặc dù chỉ những người đàn ông trung lưu và giàu có mới có thể đủ khả năng để lấy nhiều hơn một người vợ. Đa thê được coi là một thước đo để khẳng định khả năng của người đàn ông.
Nho giáo nhấn mạnh khả năng của một người đàn ông trong việc quản lý gia đình như là một phần của sự phát triển cá nhân của người đó. Trong trường hợp của Hoàng đế, việc đảm bảo một người kế vị ngai vàng là điều tối quan trọng.
Bốn nguyên tắc đa thê ở Trung Quốc thời phong kiến là: Sự phân biệt nghiêm ngặt giữa vợ chính và vợ lẽ - người vợ chính có quyền hơn tất cả những người vợ khác nhưng phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc đa thê và cố vấn cho các bà vợ khác chung sống hài hòa; Phụ nữ không được ghen – các bà vợ, đặc biệt là người vợ cả phải vượt lên trên những cảm xúc bình thường của bản thân, phải nỗ lực bỏ qua cảm giác cay đắng, ghen tị và ganh đua; Chuyên sủng có thể làm mất ổn định triệt để chế độ đa thê – người chồng không nên quá yêu chiều một người vợ nào, phải chia đều quyền lợi và sự yêu thương cho các bà vợ; Chế độ đa thê chỉ có thể tồn tại bằng cách tuân thủ một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt.
Số phận của một ái phi Thanh triều
Trân Phi vào cung năm 1899 ở tuổi 13, là một phi tần của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, cũng là một trong những người con dâu của Từ Hi Thái hậu. Bà xuất thân từ gia tộc Tha Tha Lạp thị, ông nội là cựu Tổng đốc Thiềm Châu – Cam Túc, cha là Tả Thị lang Bộ Lễ. Thời thơ ấu, Trân Phi và chị ruột sống tại Quảng Châu. Tới năm nàng 10 tuổi, cả hai chị em được đón vào kinh thành.
Trong số 3 phi tần chốn hậu cung, Trân Phi là ái thiếp được Quang Tự sủng ái nhất, vượt qua Hoàng hậu Diệp Hách Na lạp thị (cháu gái Từ Hi) và người chị ruột Cẩn Phi của mình.
Bà là một phụ nữ xinh đẹp và thông minh, là người phối ngẫu yêu thích của hoàng đế Quang Tự và có nhiều ảnh hưởng trong triều đình. Bà nổi tiếng là người ghét các quy tắc và quy định. Xu hướng nổi loạn khiến Từ Hi Thái hậu vô cùng tức giận, bắt đầu tìm kiếm một cái cớ để trừng phạt.
Vào ngày 20/6/1900, Bắc Kinh bị bao vây và Từ Hi Thái hậu buộc Hoàng đế phải chạy trốn đến Tây An. Trước khi rời đi, bà đã ra lệnh cho Trân Phi tự sát với lý do tuổi trẻ và sắc đẹp sẽ gây nguy hiểm cho hoàng gia cũng như mang lại sự xấu hổ nếu bị lính nước ngoài hãm hiếp. Trân Phi từ chối nhưng Thái hậu Từ Hi đã đáp lại bằng cách ra lệnh cho các hoạn quan ném bà xuống một cái giếng phía sau Cung Ninh Hạ.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)