Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cúng Rằm tháng 7 Âm lịch nên làm cỗ chay hay cỗ mặn?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Bước sang tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân, nhiều người rất băn khoăn không biết rằm tháng 7 cúng gì, nên cúng cỗ chay hay cỗ mặn.

Nên làm cỗ chay hay cỗ mặn?

Nhiều người quan niệm, Vu Lan và xá tội vong nhân đều là quan niệm tín ngưỡng của Phật giáo. Dân gian cho rằng vào dịp Rằm tháng 7 thì mọi tội nhân, trong đó có những vong linh của gia đình, tộc họ mình đang bị giam cầm nơi địa ngục sẽ được dịp ra khỏi âm phủ để lên dương gian.

Chính điều này nên Rằm tháng 7 nhiều gia đình thường lên chùa thắp hương, và làm lễ dâng hương, cúng các đồ hàng mã cho vong linh người thân của gia đình mình.

Việc làm cỗ chay hay mặn không phải là quy định cứng, nó tùy thuộc vào niềm tin, phong tục và cả hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Ảnh minh họa

Cũng từ đây, nhiều người khác cho rằng, mâm lễ cúng Phật và cúng chúng sinh nên làm cỗ chay, còn mâm cúng tổ tiên, thần linh thì làm cỗ mặn, hoặc chay mặn tùy ý.

Thực ra, việc làm cỗ chay hay mặn không phải là quy định cứng, nó tùy thuộc vào niềm tin, phong tục và cả hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Trong việc hương khói, yếu tố quan trọng nhất không phải cỗ bàn có gì mà là sự thành tâm.

Điều đặc biệt nhất là mâm cúng chúng sinh (cô hồn) ngoài trời. Người dân sẽ chuẩn bị những vật phẩm rẻ tiền, thường được coi như đồ của người nghèo để cúng cô hồn như: cháo hoa (loại cháo gạo loãng), muối và gạo, tiền mặt, nước lọc, khoai, sắn, ngô luộc, bánh kẹo, bỏng, oản, hoa quả, nến, nhang, có thể thêm đồ mã...

Thông thường nghi lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 15 Âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm đây là khoảng thời gian mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thụ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Lễ cúng Rằm tháng 7 thường gồm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. 

Gợi ý lễ cúng Phật:

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Ảnh minh họa.

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. 

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Gợi ý lễ cũng thần linh, gia tiên:

Gợi ý mâm cúng gia tiên. Ảnh minh họa.

Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.

Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng 7 thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình. Nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng.

Gợi ý lễ vật cúng chúng sinh

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng. 

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch. Ảnh minh họa.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

- Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).

- Hoa quả (5 loại 5 màu).

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.

- 12 cục đường thẻ.

- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.

- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.

Không cúng cô hồn có sao không?

Cúng cô hồn cũng là một trong những truyền thống tín ngưỡng tâm linh có từ rất lâu đời. Tuy nhiều nhiều gia đình vẫn thắc mắc là không cúng cô hồn có được không, không cúng có sao không?

Trước hết phải khẳng định, việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp Rằm tháng 7 hàng năm.

Nếu gia đình nào biết cách làm lễ cúng này thì sẽ rất có lợi cho gia chủ đó. Còn nếu không biết cách làm thì có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa. Việc cúng lễ cô hồn có hai hình thức: Một là tại nhà, hai là tại chùa.

Do vậy, nếu gia chủ thực hiện lễ cúng cô hồn thì gia đình sẽ được nhiều phúc đức, còn nếu không cúng thì cũng không sao cả.

(*) Thông tin mang tính chất tham khảo

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật