Theo truyền thuyết, hàng năm đến ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho những linh hồn có thể tự do đi ở trần gian và nhận bố thí từ con người. Sau 12h đêm ngày 14/7, linh hồn sẽ bắt buộc phải trở về địa ngục.
Như vậy, mâm cúng Rằm tháng 7 chính là mâm lễ vật mà gia chủ chuẩn bị để cúng những người đã khuất, cô hồn, chúng sinh với mong muốn sẽ không bị quỷ quấy rối, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, cùng với đó thể hiện được lòng từ bi của con người.
Nên cúng Rằm tháng 7 ở trong nhà hay ngoài trời?
Theo đó, một số nơi cho rằng, cúng Rằm tháng 7 cũng như những ngày rằm khác, cốt ở lòng thành, chỉ cần hương hoa, trà quả là đủ, không cần cầu kỳ. Nhưng đại đa số lại thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng 7 rất trọng thị với đầy đủ lễ chay, lễ mặn dâng lên tiên tổ. Thế nhưng, quá trình thực hiện nhiều nhà lại gộp chung vào một lễ, tức chỉ cúng trong ban thờ gia tiên, điều này liệu có hợp lý trong dịp Rằm tháng 7?
Cúng Rằm tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài trời? Những điều cần lưu ý khi cúng cô hồn.
Trang Phụ nữ & Pháp luật dẫn lời Đại đức Thích Trí Thịnh – Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho rằng, hiện có không ít người quá coi trọng cúng trong dịp tháng 7, điều này là đúng nhưng chưa đủ. Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, việc thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn là việc làm thường xuyên, tất cả các ngày trong năm, chứ không chỉ Rằm tháng 7 hay chỉ dịp giỗ, Tết.
Vì thế, mọi người cần bày tỏ lòng thành kính, hiếu nghĩa với cả người đã khuất, hoặc đang còn sống ở mọi lúc, mọi nơi chứ không đợi dịp mới thể hiện.
Đối với việc Rằm tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài trời, Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ, tùy mỗi nơi sẽ có sự khác nhau, như tại miền Bắc thường cúng Rằm tháng 7 sẽ có mâm cơm canh dâng lên ban thờ để cúng gia tiên, đồng thời sẽ có một mâm cúng ngoài trời để cúng chúng sinh.
“Chúng sinh ở đây hay còn gọi là các cô hồn, họ là những người đã mất, không nơi thờ cúng, không nơi nương tựa, trong dịp Xá tội vong nhân, họ về dương gian để hưởng lễ vật mọi người cúng.
Tuy nhiên, do không có nơi thờ tự nên họ không vào được trong nhà, mà phải cúng ngoài trời để họ nhận được lễ vật. Thực chất, việc này cũng giống như ở trên trần, mọi người hay phát tâm từ thiện vào dịp nào đó cho người khó khăn, người lang thang, không nơi nương tựa vậy”, Đại đức Trí Thịnh chia sẻ.
Những lưu ý trong lễ cúng cô hồn
Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, ở ngoài ửa nhà, vỉa hè, ngã ba, ngoài cổng...
Khi cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần cộc. Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
Trong dân gian có nhiều quan niệm về thắp hương, cho rằng thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 - đại diện cho tính dương để tưởng nhớ, dâng cúng lễ vật tới gia tiên, mong được phù hộ sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông.
Ở mâm cháo, cơm, bỏng của chúng sinh thì hương cắm ngang. Các đàn cúng lễ tuyệt đối không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Một số gia đình muốn cúng thêm sữa, bánh kẹo, bim bim, mâm cơm chay... thì gia chủ nên ghi nhớ, đã phát tâm cúng chúng sinh, các đồ vật đó đều phải được bóc ra, bày biện lên mâm cúng như bày mời người trần gian ăn, chứ không được để nguyên vỏ.
Cúng Rằm tháng 7 nên cúng trong nhà hay ngoài trời? Những điều cần lưu ý khi cúng cô hồn.
Sau khi cúng xong, gia chủ cũng không được đem những vật phẩm đó vào nhà, không được chia cho trẻ em, người thân và hàng xóm xung quanh thụ lộc mà phải trả hết cho chúng sinh. Vẩy chút nước, cháo loãng, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng.
Sau khi cúng cô hồn xong, gia chủ vẩy chút nước, cháo, toàn bộ số gạo, muối ra 8 phương 4 hướng ở bên ngoài ra tới ngoài đường. Những thực phẩm còn lại như bỏng, bánh kẹo, bim bim, sữa, cơm chay... tuyệt đối không nên tranh cướp, cũng không được đem vào trong nhà, không được lấy làm lộc đem chia cho người thân hoặc hàng xóm, người xung quanh thụ hưởng tránh để chúng sinh đi theo quấy rối nhằm đòi lại các món ăn đã dâng cúng cho họ khiến trẻ em quấy khóc, các gia đình sống không yên....
Toàn bộ đồ ăn trong mâm cúng chúng sinh (bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại...) phải mang ra hồ hoặc ao, sông để thả xuống, bố thí cho chúng sinh ở dưới nước.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 chay. Bởi theo quan niệm dân gian mâm cúng cho cô hồn bằng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 - 5 hoặc 7 cây hương. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.
Như Quỳnh (T/h)