Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Crimea không dành cho những kẻ yếu bóng vía

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Báo chí Nga có nhiều bài viết về "cơn kích động" phương Tây trước việc Crimea gia nhập Liên bang Nga và vấn đề bán đảo này sẽ hội nhập như thế nào.

(ĐSPL) - Báo chí Nga có nhiều bài viết về "cơn kích động" phương Tây trước việc Crimea gia nhập Liên bang Nga và vấn đề bán đảo này sẽ hội nhập như thế nào.

Crimea không dành cho những kẻ yếu bóng vía.

Nhiều tờ báo bình luận về thông điệp của Tổng thống Vladimir Putin gửi Quốc hội ngày 18/3 về tình hình Ukraine và Crimea hiện nay. Báo Vedomosti viết: "Bài diễn văn Kremlin của ông Putin đã đặt dấu chấm cho cấu trúc thế giới hiện đại". Báo này dẫn lời nhà khoa học chính trị Dmitry Badovsky nói Tổng thống Nga "đã đề nghị cộng đồng quốc tế hãy bằng việc làm chứ không phải dùng lời nói chấm dứt giai đoạn đơn cực pha trộn chứng điếc cố hữu và những tham vọng của phương Tây, chấm dứt cơn cuồng loạn phát sinh vào thời điểm sụp đổ của Liên Xô do sự kết thúc không dứt khoát và thiếu sót của Chiến tranh Lạnh. Ông Putin đã đề xướng những nguyên tắc mới của trật tự quốc tế, dựa trên tiêu chí thống nhất của luật pháp quốc tế, dựa trên sự công bằng và tôn trọng lợi ích của các quốc gia”.
Thể hiện ý chí tự do, dân chúng Crimea đã dựa vào tiền lệ công nhận độc lập nổi tiếng của Kosovo. Tổng thống Putin đã trích dẫn tuyên bố của Mỹ về vụ Kosovo tách khỏi Serbia hồi năm 2009: “Việc tuyên bố độc lập có thể vi phạm pháp luật trong nước, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vi phạm luật pháp quốc tế”. Ông Putin cho rằng "Hành động của người Crimea tương hợp chính xác với 'chỉ dẫn' này” và nêu câu hỏi: “Vì sao những gì mà người Albania ở Kosovo có thể làm thì lại là cấm kỵ đối với người Nga, người Ukraine, người Tatar ở Crimea?”.
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hiện nay “nhiều cơ quan nhà nước ở Ukraina bị những kẻ mạo xưng chiếm đoạt, số người này không kiểm soát được gì mà chịu sự chi phối điều khiển của các phần tử cực đoan”. Trước tình hình đó, nước Nga không thể không phúc đáp yêu cầu giúp đỡ của cư dân Crimea, "không thể bỏ mặc họ trong cơn hoạn nạn".  Theo lời Tổng thống Putin, trong trường hợp Ukraine, phương Tây đã vượt quá mọi ranh giới cho phép, mặc dù hiểu rõ rằng tại Ukraine và Crimea có hàng triệu người Nga sinh sống. Ông Putin nói tiếp: “Chỉ có những ai mất hết mẫn cảm chính trị và ý thức về giới hạn, mới không lường trước được tất cả hậu quả hành động của mình. Nga đã bị đặt vào tình thế không thể lui được nữa”.
Báo Expert online dự đoán trong thời gian tới, "miền Đông Ukraina có thể bùng phát, nếu như các chính trị gia Ukraine vẫn không học được phương cách điều hành đất nước”. Báo này viết: “Chính quyền trung ương Ukraine đã làm tất cả mọi việc để cư dân miền Đông vùng lên chống lại họ”. Sự can thiệp thô bạo của Mỹ và Châu Âu thông qua hỗ trợ đảo chính ở Ukraine đã buộc Nga phải "hành động dứt khoát hơn”. Expert online gợi ý rằng phương Tây vẫn còn có khả năng ngăn chặn "cơn kích động thần kinh" và thừa nhận Nga "đã, đang và sẽ có những lợi ích quốc gia cần được coi trọng".
Trong khi đó, ở Nga đã bắt đầu triển khai công tác qui mô để hội nhập Crimea vào nền kinh tế đất nước, báo Gazeta nhận xét. Hiện nay Moscow đang chuyển cho Crimea khoản hỗ trợ tài chính và tính toán xem còn cần bao nhiêu kinh phí nữa cho giao thông, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Báo Gazeta viết: “Crimea là lãnh thổ có nhiều nguồn dự trữ tiềm tàng và dịch vụ phong phú. Đó là khu nghỉ dưỡng độc đáo, có cả kinh tế hải cảng và nông nghiệp”. Tuy nhiên, trước khi vùng đất này mang lại lợi nhuận thỏa đáng, cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Crimea, như Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định.
Báo Gazeta dẫn lời Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Aleksei Ulyukaev nói quá trình chuyển sang dùng đồng rúp Nga ở Crimea có thể mất 2-3 tháng và "thời gian chuyển tiếp theo thoả thuận sáp nhập sẽ kéo dài đến ngày 1/1/2015". Xóa bỏ cơ chế cũ và vận hành cơ chế lưu thông tiền tệ mới có thể hoàn thành “trong vòng sáu tháng tới”.
Văn Linh (theo Tiếng nói nước Nga)

Tin nổi bật