Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Crimea của Ukraine có thể trở thành "Kosovo thứ hai"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Báo Độc lập (Nga) cho rằng những gì đang diễn ra tại Ukraine có ảnh hưởng sát sườn đến lợi ích của Nga: kinh tế, chính trị và quân sự.

(ĐSPL) - Báo Độc lập (Nga) cho rằng những gì đang diễn ra tại Ukraine có ảnh hưởng sát sườn đến lợi ích của Nga: kinh tế, chính trị và quân sự.
Báo này còn cảnh báo rằng bán đảo Crimea có thể trở thành một “Kosovo thứ hai”.

Số phận căn cứ Hải quân Nga ở Bán đảo Crimea (Ukraine) đang bị đe doạ

Có thể nói Ukraine đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm khả năng sẵn sàng tác chiến của quân đội Nga. Nước này cung cấp nhiều linh kiện cho các loại vũ khí thông thường cũng như vũ khí hạt nhân của Nga, trước hết đó là các loại tên lửa liên lục địa thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, các động cơ máy bay và máy bay lên thẳng thuộc lực lượng Không quân Nga…
Thông qua các thỏa thuận song phương, Ukraine cho phép Nga sử dụng vùng biển cũng như cơ sở hạ tầng tại Sevastopol, một căn cứ quân sự tồn tại ngay cả sau sự sụp đổ của Liên Xô, vốn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen (BSF), nằm ở Tây Nam bán đảo Crimea. Có lẽ là sự may mắn ngẫu nhiên đối với Nga, khi năm 2010, ngay sau khi trở thành Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych đã ký với Nga một thỏa thuận mới nhất, cho phép kéo dài thời hạn Hạm đội Biển Đen đóng quân tại Crimea đến hết năm 2042. Tổng thống tiền nhiệm Viktor Yushchenko không ủng hộ chủ trương này.

Căn cứ tàu ngầm Nga ở Bán đảo Crimea

Hiện nay, Nga đang chuẩn bị một thỏa thuận song phương mới, cho phép tái vũ trang đáng kể cho Hạm đội Biển Đen và những gì diễn ra tại Quảng trường Maidan (Quảng trường Độc lập) ở thủ đô Kiev của Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới những kế hoạch của Nga.
Nếu chỉ đề cập lợi ích quân sự của Nga ở Ukraine, việc phe đối lập giành chiến thắng ở Maidan là một đòn mạnh giáng vào vị thế của Nga tại Crimea, nơi phần lớn Hạm đội Biển Đen của Nga đang đóng quân. Đó là còn chưa kể tới yếu tố người Tatar ở Crimea chưa bao giờ ủng hộ sự có mặt của Hạm đội này trên quê hương họ và họ đã từng tiến hành biểu tình phản đối. Khi đó, Mejlis (Quốc hội) của người Tatar ở Crimea (một liên minh không chính thức muốn có được chế độ tự trị của mình) đã tập hợp được hàng chục nghìn người tại Simferopol và nhiều thành phố khác trên bán đảo Crimea đòi hủy bỏ hiệp ước ký giữa Ukraine với Nga.
Hiện tại Crimea tương đối yên tĩnh. Nhưng với việc một đại biểu Quốc hội Ukraine thuộc phái Mejlis, ông Refat Chubarov đã gay gắt phản ứng trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội khác ủng hộ sáp nhập Crimea vào thành phần Nga, khi ông này khẳng định rằng: "Người Tatar ở Crimea có thể tự tuyên bố về quyền tự quyết của mình" và rằng: "Cơn bão cách mạng Maidan sẽ làm sạch Ukraine".
Hơn thế, một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine cho biết gần 1.000 "chiến binh" Tatar, trong đó nhiều người từng có kinh nghiệm tham chiến tại Syria, đang đứng về phe đối lập trên Quảng trường Maidan, chống lại chính phủ. Báo Độc lập nhận định: không thể loại trừ một kịch bản mà với sự hỗ trợ ngầm của phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ, những người Tatar ở Crimea có thể biến "những mâu thuẫn chính trị - xã hội hiện nay ở Ukraine thành một cuộc chiến giữa các dân tộc thiểu số, giống như kịnh bản đã từng xảy ra ở Kosovo".
Ai biết được sau Quảng trường Độc lập, đám chiến binh này sẽ còn có những hành động gì tiếp theo, để biến giấc mơ tách khỏi Ukraine của họ Nga trở thành hiện thực. Nếu điều đó xảy ra, tình hình sẽ hết sức nguy hiểm cho Crimea, cho Ukraine và cho cả Hạm đội Biển Đen của Nga.
Theo Báo Tin tức

Tin nổi bật