Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CPTPP sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 12 sau khi 6 nước chính thức phê chuẩn

(DS&PL) -

CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore.

CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay còn gọi là TPP 11, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm nay - hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Chính phủ New Zealand ngày 31/10 cho biết.

CPTPP sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 12 sau khi 6 nước chính thức phê chuẩn. Ảnh: Reuters

Thỏa thuận tiếp tục tiến thêm một bước về phía trước sau khi Australia thông báo với New Zealand về việc đã trở thành quốc gia thứ sáu chính thức phê chuẩn thỏa thuận bên cạnh Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand. Trong đó, New Zealand là quốc gia chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ về văn thư trong CPTPP, như nhận và truyền các thông báo được đưa ra bởi các quốc gia thành viên.

Thỏa thuận TPP ban đầu có 12 thành viên. Tuy nhiên, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào đầu năm ngoái.

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu của New Zealand, ông David Parker, phê chuẩn CPTPP ở Santiago, Chile tháng 3/2018. Ảnh: Reuters

Sau khi Mỹ rút lui, 11 quốc gia còn lại trong thỏa thuận, với sự đi đầu của Nhật Bản, đã hoàn tất một thỏa thuận điều chỉnh vào tháng 1 năm nay, với tên gọi mới là CPTPP.

Thỏa thuận được xem là một đối trọng với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở Mỹ. Đồng thời, các nước thành viên cũng hy vọng Washington sẽ đến lúc quay trở lại với thỏa thuận.

CPTPP chính thức được ký kết tại Santiago - Chile hồi tháng 3/2018, gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định sẽ giúp giảm rào cản thuế quan giữa các nền kinh tế chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật