Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công tác đấu thầu: (Bài 2): Cần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

(DS&PL) -

Đời sống và Pháp luật đã đưa tin trước đó về về công tác dấu thầu tại hai gói thầu có giá gần 40 tỷ đồng do một đơn vị tổ chức.

Đời sống và Pháp luật đã đưa tin trước đó về về công tác dấu thầu tại hai gói thầu có giá gần 40 tỷ đồng do một đơn vị tổ chức. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về việc sử dụng nguồn vốn tại đơn vị này, phóng viên đã tiến hành thu thập số liệu các gói thầu từ những năm trước.

Thực tế trúng sát giá từ các gói thầu

Thông tin phóng viên có được, một đơn vị thực hiện mời thầu 84 gói, thực hiện mời sơ tuyển 1 gói. Trong đó, công bố kết quả của 28 gói và 30 gói có kết quả mà không hề có Thông báo mời thầu hay Thông báo mời sơ tuyển.

Việc lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực hiện dự án đúng tiến độ, chất lượng là một trong những yêu cầu mà công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đề ra

Trong hai mươi gói thầu do một đơn vị tổ chức, được phóng viên rà soát từ năm 2018 đến nay thì một trùng hợp “ngẫu nhiên” nhưng luôn luôn được lặp lại đó là, tỷ lệ chênh lệch giữa giá gói thầu và giá trúng thầu cực thấp. Bên cạnh hai nhà thầu “không tìm thấy” đã được đề cập đến ở bài trước, còn nổi lên một số doanh nghiệp có dấu hiệu “độc quyền”.

Theo đó, tính riêng 6 gói thầu thuộc lĩnh vực xây lắp năm 2019  đã chi tiêu khoảng 170,819,960,000 (Một trăm bảy mươi tỷ tám trăm mười chín triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng). Tất cả trong số đó có giá trúng thầu gần bằng giá gói thầu (thấp hơn giá gói thầu theo đúng quy định hiện hành của pháp luật).

Một công ty trúng 04/06 gói thầu do một cơ quan quản lý Nhà nước làm chủ đầu tư, với giá trị trúng thầu hơn 21 tỷ đồng. So với giá dự toán, 04 gói thầu trên giảm giá cho ngân sách được 491,181,000 đồng.

Việc trúng thầu sát giá cũng diễn ra tại 02 gói thầu của Công ty TNHH xây dựng…. . Thậm chí, gói thầu có giá trị “siêu khủng”, hơn 142 tỷ đồng của một doanh nghiệp khác chỉ chênh lệch chưa đầy 39 triệu đồng, chính xác gần như tuyệt đối.

Theo anh Nguyễn Văn D.- chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu, với các gói thầu mua sắm, có thể công tác xây dựng hồ sơ mời thầu đơn giản hơn bởi cơ sở so sánh khá rộng và phổ quát. Các đơn vị xây dựng hồ sơ mời thầu thường căn cứ vào giá trị niêm yết chính hãng cộng với các loại thuế, phí liên quan để đưa ra mức mời thầu cơ bản.

“Như vậy, đơn giá dự thầu lúc này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào mối quan hệ của nhà thầu với đơn vị sản xuất, đại lý phân phối. Dựa vào yếu tố đã phân tích ở trên,  có thể suy luận được, giá dự thầu sẽ thấp hơn khá nhiều so với giá mời thầu”, vị chuyên gia này chia sẻ kinh nghiệm.

Thế nhưng, ở các gói thầu mua sắm của một đơn vị khác thì gần như ngược hẳn. Các gói thàu của đơn vị này đã tiêu tốn của ngân sách gần 68.000.000.000 (Sáu mươi tám tỷ đồng). Sau đấu thầu, trả về một con số “tiết kiệm” là 114.609.000 đồng (Một trăm mười bốn triệu sáu trăm lẻ chín ngàn đồng).

Nhìn vào bảng tổng hợp ở trên, tám gói thầu tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ, không có gói nào tỷ lệ tiết kiệm chi tiêu cho ngân sách Nhà nước vượt quá được con số 0,1%. Hầu hết các gói thầu này đều do người đứng đầu cơ quan phê duyệt. Và đã hơn một tháng, kể từ ngày phóng viên liên hệ làm việc, không hề nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía đơn vị liên quan.

Bài học “đắt giá” từ việc chỉ định thầu

Mới đây, Thái Vĩnh Tính, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng 384 thuộc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, đã dựng lên một Công ty “ma” rồi được chỉ định cho trúng gói thầu trị giá hơn 600 triệu đồng. Với hành vi này, Tính đã bị Công an tỉnh Quảng Bình khởi tố, bắt tạm giam vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày 31/5/2020. Hay như sự việc bị can Nguyễn Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng (thuộc Sở Xây dựng) bị khởi tố tháng 02/2020 về việc Chỉ định thầu sai phép, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng là một minh chứng rõ nét nhất về những tồn đọng trong công tác đấu thầu, chi tiêu nguồn vốn ngân sách.

Trước thực trạng trên, Luật sư Mai Quốc Việt, Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng nêu một số giải pháp, đối với những cán bộ có thẩm quyền phê duyệt lựa chọn nhà thầu thì phải xem xét kỹ lưỡng các quy định của Luật Đấu thầu về trường hợp áp dụng chỉ định thầu. Chủ đầu tư cần công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu để người dân và các cơ quan báo chí có thể tham gia theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện và phản ánh nếu phát hiện tiêu cực, đảm bảo vốn tư công được sử dụng có hiệu quả. Cơ quan chức năng cần tiến hành thanh tra thường xuyên để phát hiện những vi phạm, sai sót về việc chỉ định thầu trái quy định.

“Đấu thầu là một chủ trương đúng đắn, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, không ít những vụ tiêu cực trong đấu thầu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng “rút ruột” ngân sách Nhà nước. Qua đó, cần giám sát chặt chẽ, có chế tài xử phạt đối với các vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý, từ chủ đầu tư, các địa phương cho đến bộ ngành liên quan”, luật sư Việt nói.

Lê Tuấn – Duy Trung

Tin nổi bật