Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công nhân Bình Dương: “Chúng tôi vừa tự đạp đổ nồi cơm của mình”

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nhiều công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương từng tham gia vào cuộc tuần hành ngày 13/5 và có những hành động quá khích tỏ ra hối hận về những hành động bột phát của mình. Nhiều người đã rơi nước mắt khi nhận ra hành động đó đã khiến mình mất việc.

(ĐSPL) – Nhiều công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương từng tham gia vào cuộc tuần hành ngày 13/5 và có những hành động quá khích tỏ ra hối hận về những hành động bột phát của mình. Nhiều người đã rơi nước mắt khi nhận ra hành động đó đã khiến mình mất việc.
Công nhân kêu gọi bình tĩnh, không nên đập phá công ty nước ngoài (Ảnh Nguyễn Cường- Infonet)
Chiều 14/5, dạo một vòng các khu công nghiệp tại Bình Dương, phóng viên ghi nhận không khí khá yên tĩnh. Lực lượng công an, dân phòng được bố trí tại các ngã tư, những công ty đã bị đập phá để đảm bảo trật tự. Hầu hết các công ty có vốn đầu tư nước ngoài treo bảng tạm ngưng hoạt động.
Chị Nguyễn Thị Cúc, quê Hà Nam rưng rưng nước mắt khi chia sẻ về công việc của mình: “Chúng tôi đã tự đạp đổ nồi cơm của mình. Tôi không nghĩ trong một vài phút nông nổi mình lại đi làm những điều dại dột như thế. Chúng tôi yêu nước nhưng không biết rằng mình đã làm sai”.
Chị Cúc cùng chồng làm công nhân may tại một công ty 100\% vốn Trung Quốc. Lương của hai vợ chồng (tính cả tăng ca) khoảng 6 – 7 triệu đồng/ tháng. Dù không phải là số tiền quá lớn, song chừng đó cũng đủ để anh chị còn lo cho 2 con ăn học và trả tiền trọ hàng tháng. “Bây giờ không còn việc làm, không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao”, chị Cúc ngậm ngùi.
Cùng hoàn cảnh với chị Cúc, anh Lâm, quê ở Sóc Trăng cũng không biết những ngày tháng sau này sẽ ra sao. “Có lẽ vợ chồng tôi phải dắt nhau về quê làm thuê thôi, chứ ở đây lấy gì mà sống”, anh Lâm ngao ngán.
Nhiều công ty nước ngoài đã treo bảng ngưng hoạt động.
Anh Lâm cũng có 2 con đang học mẫu giáo, mỗi tháng chi phí cũng ngót 3 triệu đồng. Ngoài tiền học của con thì còn rất nhiều thứ phải lo như ăn uống, tiền nhà trọ, tiền gửi về quê. Giờ công ty ngừng hoạt động, anh chưa biết xoay đâu ra tiền để đảm bảo cuộc sống trước mắt của cả gia đình.
Không những công nhân làm cho các công ty Trung Quốc ngậm ngùi, công nhân làm cho các công ty khác bị ảnh hưởng cũng chua xót trước việc công ty ngưng hoạt động.
Anh Cao Hữu Tâm, quê Thái Bình, làm công nhân cho một công ty Hàn Quốc cũng bị rơi vào tình trạng mất việc khi công ty ngưng hoạt động. Cuộc sống gia đình anh chưa biết sẽ về đâu khi mà thu nhập chính của hai vợ chồng không còn.
“Chúng tôi rất hối hận trước những hành động của mình, nhưng giờ đây đã quá muộn”, anh Tâm nói.
Theo bảo vệ một số công ty bị đập phá cho biết, không biết bao giờ công ty mới hoạt động trở lại được, khi mà cơ sở của công ty bị thiệt hại nặng nề.
Theo quan sát của phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, đã có nhiều công nhân chuẩn bị thu xếp trả phòng trọ để về quê.
Anh Trần Minh Luân, quê An Giang đã trả phòng trọ để về quê vào sáng 15/5 cho biết: “Bây giờ không còn việc làm thì ở lại đây làm gì”.
Hiện tại, rất nhiều người dân và công nhân sinh sống tại Bình Dương đã treo băng – rôn yêu cầu mọi người hãy bình tĩnh, ngưng ngay các hoạt động quá khích.
Người dân và công nhân kêu gọi mọi người bình tĩnh.
Những thông tin mới nhất sẽ được Báo Đời sống và Pháp luật sẽ liên tục cập nhật tới tiếp tục bạn đọc.

Tin nổi bật