Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cơ thể luôn bốc mùi hôi khó chịu, cô gái đi khám thì phát hiện thứ đáng sợ trong người

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Cô gái cố gắng tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh vùng kín liên tục nhưng mùi hôi chỉ bị át đi mà không biến mất.

Mới đây, Melanie (22 tuổi, nhà văn, ở Massachusetts, Mỹ) tiết lộ trên tài khoản TikTok cá nhân về chuyện cô mắc bệnh phụ khoa đã lâu, cảm giác cơ thể luôn có mùi khó chịu. Tuy cô tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh vùng kín liên tục và dùng nhiều các khác nhưng mùi hôi chỉ bị át đi mà không biến mất.

Cô từng đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh Lyme, một căn bệnh lây truyền do bọ ve cắn. Mặc dù được kê thuốc điều trị bệnh nhưng tình trạng của Melanie vẫn không thuyên giảm. Một thời gian sau, cô cảm thấy đau vùng kín nhưng do xấu hổ nên không dám nói ra sự thật.

Mãi đến khi không thể chịu đựng nổi, cảm thấy các loại thuốc mình dùng có thể giảm đau nhưng không cải thiện được các triệu chứng phụ khoa và mùi hôi, Melanie mới đến khoa sản của một bệnh viện lớn để thăm khám.

Tampon là một dạng băng vệ sinh, có hình que. Ảnh minh họa

Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện trong cổ tử cung của cô có một chiếc tampon nằm ngang. Dựa trên dấu hiệu đang phân hủy, các bác sĩ đoán rằng chiếc tampon này đã mắc kẹt trong tử cung của cô từ rất lâu.

Nghe bác sĩ nói, Melanie mới giật mình nhận ra chiếc tampon có lẽ đã nằm trong cơ thể cô gần 2 năm. Bác sĩ khẳng định đây chính là nguyên nhân khiến cô bị viêm nhiễm phụ khoa và cơ thể có mùi. Sau đó, họ đã xử lý tình trạng của Melanie, đồng thời kê thuốc điều trị viêm nhiễm cho cô.

Được biết, Tampon hay băng vệ sinh dạng ống là một dạng băng vệ sinh, có hình que, được nhét sâu vào âm đạo, có tác dụng thấm hút trong những “ngày đèn đỏ”. Ưu điểm của loại này là tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, không lo tình trạng băng bị lệch khiến dịch lỏng thấm ra ngoài như băng vệ sinh dạng miếng. Bên cạnh đó, người dùng có thể thực hiện các hoạt động mạnh như thể thao, bơi lội…

Tuy nhiên, tampon có nhược điểm là gây hội chứng sốc độc tố (TSS). Trường hợp này xảy ra khi dùng băng vệ sinh dạng ống quá 8 tiếng, thường là qua đêm. Lúc này, vi khuẩn được sinh ra nhiều và gây ngộ độc trong cơ thể.

Hơn 60% trường hợp tử vong do độc tố ở độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Một số biến chứng khác có thể gặp khi sốc độc là rụng tóc, sẩy thai. Do đó, khi biết chuyện của Melanie, có người thắc mắc vì sao cô không bị hội chứng sốc độc tố dù để chiếc tampon kẹt trong cơ thể gần 2 năm.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật