Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có nên tưới nước vo gạo trực tiếp vào cây?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nước vo gạo là một nguyên liệu rất tốt cho việc chăm sóc cây trồng, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước vo gạo ngay sau khi vo mà cần lên men trước.

Khi cây thiếu nước, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ đất. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ nước cho cây để duy trì độ ẩm trong đất là vô cùng quan trọng đối với mọi loại cây trồng. Ngoài việc sử dụng nước máy hay nước giếng, nước vo gạo cũng là một lựa chọn tuyệt vời để tưới cây.

Nước vo gạo chứa nhiều nitơ, giúp cây phát triển khỏe mạnh, giữ lá xanh tươi và kéo dài thời gian ra hoa. Đây là một dạng phân bón hữu cơ tự nhiên, rất tốt cho cây trồng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên tưới nước vo gạo ngay khi vừa vo mà phải để nước lên men. Việc tưới nước vo gạo ngay sau khi vo sẽ khiến quá trình lên men diễn ra trong đất, tạo ra nhiệt và khí carbonic, có thể làm cháy rễ cây, khiến lá và hoa chuyển sang màu vàng và cây khó phát triển.

Nước vo gạo cũng là một lựa chọn tuyệt vời để tưới cây.

Cách lên men nước vo gạo

Để lên men nước vo gạo, bạn cần chuẩn bị những chai nhựa lớn, đổ nước vo gạo vào rồi đem phơi nắng trong khoảng hai tuần. Khi đó, nước gạo sẽ lên men tự nhiên. Lưu ý khi lên men nước gạo, bạn nên sử dụng chai nhựa thay vì chai thủy tinh vì trong quá trình lên men, khí gas sẽ sinh ra và có thể gây nổ chai thủy tinh.

Cách khử mùi hôi của nước gạo lên men

Trong quá trình lên men, nước vo gạo sẽ có mùi hôi. Để khử mùi này, bạn có thể thêm một ít vỏ cam vào nước gạo. Vỏ cam không chỉ giúp khử mùi mà còn làm quá trình lên men diễn ra nhanh hơn. Nếu không có vỏ cam, bạn có thể thay thế bằng vỏ quýt.

Khi thấy nước gạo chuyển từ màu trắng sang màu vàng và không còn cặn trắng khi lắc chai, tức là nước gạo đã lên men hoàn toàn và có thể sử dụng.

Không phải cây nào cũng phù hợp với nước gạo lên men.

Những lưu ý khi sử dụng nước gạo lên men

Thời gian lên men của nước vo gạo không cố định và sẽ nhanh hơn khi nhiệt độ cao, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, vào các mùa lạnh, quá trình lên men sẽ kéo dài hơn. Nước gạo lên men không nên tưới trực tiếp lên cây mà phải pha loãng với nước sạch trước khi sử dụng. Tỷ lệ pha nước gạo lên men và nước sạch là 1:3. Bạn chỉ cần tưới cây bằng nước vo gạo lên men một lần mỗi tuần.

Đối với những cây khỏe mạnh, bạn có thể tưới trực tiếp nước gạo lên men đã pha loãng vào đất. Còn đối với những cây có sự phát triển yếu, bạn có thể phun nước lên lá. Đối với cây con hoặc cây mới thay chậu, không nên sử dụng nước vo gạo lên men vì bộ rễ của chúng chưa phát triển đầy đủ, việc sử dụng nước này có thể gây hại cho rễ.

Không phải cây nào cũng phù hợp với nước gạo lên men. Các cây ưa axit như phát tài, củ cải xanh, hoa lan sẽ rất thích hợp với loại nước này. Tuy nhiên, những cây ưa kiềm như dương xỉ, xương rồng, dâm bụt sẽ không thích hợp khi tưới nước gạo lên men.

Tin nổi bật