Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có một nhịp cầu tình yêu của vị tướng với cô hàng xóm ngày một đầy thêm như thế

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Có một vị tướng quân đội về với đời thường, bình dị như tâm nguyện của biết bao người lính- Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh và ngôi nhà nép bên ngõ nhỏ Phan Vinh

(ĐSPL) - Có một vị tướng quân đội về với đời thường, bình dị như tâm nguyện của biết bao người lính- Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh và ngôi nhà nép bên ngõ nhỏ Phan Vinh, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Cái bắt tay thân mật, nụ cười hiền gợi cho tôi cảm giác nồng ấm.

Mảnh đất và con người một thuở

Nhấp ngụm cà phê, sau phút trầm tư anh kể cho tôi nghe: Anh SN 1944 ở Phổ Cường (Đức Phổ). Cha anh là cán bộ nằm vùng sau đó tập kết ra Bắc, mẹ anh làm công tác địch vận, thầm lặng hoạt động trong lòng địch. Và người mẹ, người đảng viên cộng sản ấy đã bị thương mất đi một phần thân thể của mình trong trận pháo kích của địch ở bìa núi Giang - Đức Phổ.

Tuổi thơ của Lê Ngọc Sanh cơ cực, nhọc nhằn. Mới 10 tuổi đã lang thang đi bán nước chè ở các bến xe, ga tàu lửa kiếm đồng tiền ít ỏi giúp gia đình và để có thêm tiền mua sách vở, bút mực đi học. Thông minh, gan góc, 17 tuổi anh đã vinh dự được kết nạp vào đội du kích mật. Anh tâm sự: "Mỗi lần cầm gói truyền đơn trên tay, tôi hiểu đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Truyền đơn thường được rải ở những nơi đông người và việc này cũng rất nguy hiểm.

Có những hôm đi trong đêm tối, trời mưa lạnh cóng nhưng phải cố giữ gói truyền đơn khô ráo, coi đó như là bảo vật quý hơn cả sinh mạng". Một cuộc họp bất thường vào tháng 2/1960: Nhiệm vụ đặt ra là phải tiêu diệt tên cảnh sát Lê Thâu có nhiều nợ máu với nhân dân và cách mạng. Nhận nhiệm vụ của tổ chức giao, Lê Ngọc Sanh theo dõi nắm chắc thời gian đi lại của tên Lê Thâu và báo cáo lại chi tiết cho chú Lê Tám, anh Huỳnh Sơn. Lợi dụng lùm cây rậm rạp, tổ vũ trang ém sẵn chờ đợi và diệt Lê Thâu bằng một loạt tiểu liên đánh gọn, khi y dắt trâu ra ruộng. Sau những chiến công của đội du kích, nhất là sau vụ Lê Thâu địch tăng cường vây ráp khủng bố ráo riết.

Hòa cùng với lý tưởng sục sôi cách mạng của lớp thanh niên ngày ấy, tháng 2/1962, khi vừa bước sang tuổi 18, anh xin mẹ cho đi theo cách mạng. Xếp vội vài bộ quần áo trong chiếc cặp học sinh, anh lặng lẽ ra đi khi trời chưa kịp sáng. Leo qua ngọn núi Bà Trưởng, băng rừng đến với căn cứ ở Dãi Ốc - Ba Tơ khi bình minh vừa rạng. Lòng khát khao mong mỏi được trở thành anh giải phóng quân đã đến với anh. Tiếng tịch – tè của tay ma - níp là những bài học đầu tiên trong đời quân ngũ của anh. Là chiến sĩ thông tin điện đài 15W ở Ban tham mưu Tỉnh đội Quảng Ngãi anh có rất nhiều kỷ niệm, tình huống bất ngờ, sáng tạo ở chiến trường.

Vợ chồng Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh ở Nha Trang.

Khi phát hiện nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Tỉnh đội, địch đã bố trí máy bay, pháo bắn điểm cao và lực lượng đông đảo lính bảo an tấn công bất ngờ. Các anh nhận được bức điện khẩn ZN từ quân báo Quân khu 5 kịp thời thông báo cho lực lượng của ta di chuyển ngay trong đêm, thoát khỏi tình huống hiểm nguy. Trận đánh vào cứ điểm Núi Giàng nhờ hợp đồng tác chiến với Đại đội đặc công 506A, thông tin liên lạc khẩn trương, chính xác, sở chỉ huy mạng điện thoại và mạng VTĐ2W của các anh bảo đảm thông suốt cho đến khi nổ súng. Trận đánh ấy các anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt gọn một đại đội bảo an, một trung đội pháo, thu toàn bộ súng, đạn và quân trang, quân dụng.

Thêm một kỷ niệm, một chiến công thời áo lính mà anh luôn đau đáu. Đó là lần anh nhận nhiệm vụ chuyển thư hỏa tốc vào ngày 4/5/1963, Tỉnh đội cần chỉ đạo hợp đồng chiến đấu, nhưng máy 15W của Huyện đội Đức Phổ bị hỏng, tiểu đội thông tin vận động không có người biết đường. Lê Ngọc Sanh xung phong nhận nhiệm vụ này. Đây là mệnh lệnh chiến đấu, nếu chậm trễ hoặc sa vào tay giặc sẽ bị tổn thất lớn. Lợi dụng địch ngủ trưa, sơ hở đến 12h trưa anh đã vượt qua được đường 5A. Luồn lách qua những con đường mòn bên triền núi để tìm đến Huyện đội. Vượt qua bao hiểm nguy, thử thách. Đúng 14h ngày hôm sau thư hỏa tốc đã được giao đến tận tay cán bộ Huyện đội.

Hai nửa riêng tư

Đằng đẵng mười mấy năm xa cách, mải miết ở chiến trường nhưng làm sao anh quên được Thanh Trà - cô hàng xóm, mái tóc dài, mắt đen tròn mà anh thầm yêu, trộm nhớ, thương Trà mà anh chưa kịp nói. Nhớ buổi sáng năm ấy ra đi, qua cửa nhà em mà không dám gọi. Sau này nghe mẹ kể: "Ngày hôm sau, thấy vắng tiếng con, qua nhà được tin con đi làm cách mạng rồi, Trà ngồi lặng hồi lâu rồi sà vào lòng mẹ và em đã khóc nức nở. Mẹ vỗ về mà cũng chưa hiểu vì sao". Từ đó, ngày nào Trà cũng tranh thủ ghé sang thăm mẹ và giúp mẹ việc này, việc nọ...

Mấy năm sau, em cũng xung phong vào bộ đội. Thư nối những bức thư, nhịp cầu tình yêu của hai người lính Ngọc Sanh và Thanh Trà ngày một đầy thêm. Họ đã thầm lặng vượt qua nghiệt ngã của chiến tranh, đợi mong một ngày nên vợ, nên chồng. Năm 1973, sau khi học xong ở Trường quân chính Quân khu 5, Thanh Trà được phân công làm trợ lý địch vận của Ban chính trị thuộc Tỉnh đội Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khóa bổ túc cán bộ chủ nhiệm thông tin cấp sư đoàn của Quân khu 5, Lê Ngọc Sanh được điều về nhận quyền chủ nhiệm thông tin Tỉnh đội Quảng Ngãi. Vậy là tình yêu và khoảng cách của họ đã được xích lại gần nhau hơn. Một ngày đẹp trời, ngày 7/10/1974 đám cưới của họ được tổ chức. Hôn lễ của người lính ngày ấy thật giản dị mà nồng ấm, không có xe hoa, nhẫn cưới, chỉ có bánh ngọt, nước trà và tiếng cười nói râm ran của đồng đội.

Vợ chồng mặc bộ đồ quân phục. Sau đám cưới họ chỉ sống bên nhau đúng tuần trăng mật trong chiếc lán nhỏ mà đồng đội dành cho. Niềm hạnh phúc vợ chồng trẻ đang đến độ thì vợ chồng lại phải xa nhau. Anh cùng đoàn cán bộ của Tỉnh đội đi chuẩn bị chiến trường. Chị Thanh Trà đi làm công tác địch vận. Giờ kể lại phút chia tay ngày ấy, lòng anh bỗng rưng rưng xúc động: Đêm ấy chúng tôi dường như không ngủ, ngồi bên nhau giữa lưng đồi trên đất mẹ, vầng trăng non mờ ảo. Trà khóc nhiều lắm, ướt đẫm cả bờ vai tôi. Cả hai chỉ biết hẹn ngày gặp nhau ở đồng bằng vùng giải phóng trên quê hương xứ Quảng. Có một ngày không thể nào quên trong cuộc đời đó là ngày 14/10/1976, đơn vị anh có mặt ở thị xã Quảng Ngãi, anh được tranh thủ ghé về nhà thăm vợ. Chị Trà nghỉ phép, chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng. Tối ngày hôm sau, chị chuyển dạ. Anh kể: "Nhìn hình hài con vẹn nguyên là sự giải tỏa tâm lý mà biết bao ngày, đêm tôi lo lắng, bởi những năm tháng ở chiến trường tôi đã chiến đấu ở trong những cánh rừng trụi lá, giặc Mỹ đã rải chất hóa học đi-ô-xin...".

Sau ngày giải phóng hai con của anh chị lần lượt ra đời và những đứa con của họ bây giờ đã trưởng thành. Chị Thanh Trà nay đã về hưu. Khi đọc tập thơ "Mênh mông nỗi nhớ" của anh, tôi cứ tâm đắc mãi bài thơ "Gửi anh ở Campuchia" chị viết cho anh khi anh đang làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn: "Tết này anh lại vắng nhà/Em và con đợi... mẹ, cha trông chờ/Con mình cứ hỏi bâng quơ/Ba đi chiến đấu bây giờ ở đâu?". Tạm biệt 46 năm cuộc đời quân ngũ, chia tay Học viện Lục quân nơi đại ngàn thông reo, thiếu tướng Lê Ngọc Sanh về với đời thường nơi thành phố biển.

TRƯỜNG AN 

Mảnh đất và con người một thuở Nhấp ngụm cà phê, sau phút trầm tư anh kể cho tôi nghe: Anh SN 1944 ở Phổ Cường (Đức Phổ). Cha anh là cán bộ nằm vùng sau đó tập kết ra Bắc, mẹ anh làm công tác địch vận, thầm lặng hoạt động trong lòng địch. Và người mẹ, người đảng viên cộng sản ấy đã bị thương mất đi một phần thân thể của mình trong trận pháo kích của địch ở bìa núi Giang - Đức Phổ. Tuổi thơ của Lê Ngọc Sanh cơ cực, nhọc nhằn. Mới 10 tuổi đã lang thang đi bán nước chè ở các bến xe, ga tàu lửa kiếm đồng tiền ít ỏi giúp gia đình và để có thêm tiền mua sách vở, bút mực đi học. Thông minh, gan góc, 17 tuổi anh đã vinh dự được kết nạp vào đội du kích mật. Anh tâm sự: "Mỗi lần cầm gói truyền đơn trên tay, tôi hiểu đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Truyền đơn thường được rải ở những nơi đông người và việc này cũng rất nguy hiểm. Có những hôm đi trong đêm tối, trời mưa lạnh cóng nhưng phải cố giữ gói truyền đơn khô ráo, coi đó như là bảo vật quý hơn cả sinh mạng". Một cuộc họp bất thường vào tháng 2/1960: Nhiệm vụ đặt ra là phải tiêu diệt tên cảnh sát Lê Thâu có nhiều nợ máu với nhân dân và cách mạng. Nhận nhiệm vụ của tổ chức giao, Lê Ngọc Sanh theo dõi nắm chắc thời gian đi lại của tên Lê Thâu và báo cáo lại chi tiết cho chú Lê Tám, anh Huỳnh Sơn. Lợi dụng lùm cây rậm rạp, tổ vũ trang ém sẵn chờ đợi và diệt Lê Thâu bằng một loạt tiểu liên đánh gọn, khi y dắt trâu ra ruộng. Sau những chiến công của đội du kích, nhất là sau vụ Lê Thâu địch tăng cường vây ráp khủng bố ráo riết. Hòa cùng với lý tưởng sục sôi cách mạng của lớp thanh niên ngày ấy, tháng 2/1962, khi vừa bước sang tuổi 18, anh xin mẹ cho đi theo cách mạng. Xếp vội vài bộ quần áo trong chiếc cặp học sinh, anh lặng lẽ ra đi khi trời chưa kịp sáng. Leo qua ngọn núi Bà Trưởng, băng rừng đến với căn cứ ở Dãi Ốc - Ba Tơ khi bình minh vừa rạng. Lòng khát khao mong mỏi được trở thành anh giải phóng quân đã đến với anh. Tiếng tịch – tè của tay ma - níp là những bài học đầu tiên trong đời quân ngũ của anh. Là chiến sĩ thông tin điện đài 15W ở Ban tham mưu Tỉnh đội Quảng Ngãi anh có rất nhiều kỷ niệm, tình huống bất ngờ, sáng tạo ở chiến trường. Khi phát hiện nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Tỉnh đội, địch đã bố trí máy bay, pháo bắn điểm cao và lực lượng đông đảo lính bảo an tấn công bất ngờ. Các anh nhận được bức điện khẩn ZN từ quân báo Quân khu 5 kịp thời thông báo cho lực lượng của ta di chuyển ngay trong đêm, thoát khỏi tình huống hiểm nguy. Trận đánh vào cứ điểm Núi Giàng nhờ hợp đồng tác chiến với Đại đội đặc công 506A, thông tin liên lạc khẩn trương, chính xác, sở chỉ huy mạng điện thoại và mạng VTĐ2W của các anh bảo đảm thông suốt cho đến khi nổ súng. Trận đánh ấy các anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt gọn một đại đội bảo an, một trung đội pháo, thu toàn bộ súng, đạn và quân trang, quân dụng. Thêm một kỷ niệm, một chiến công thời áo lính mà anh luôn đau đáu. Đó là lần anh nhận nhiệm vụ chuyển thư hỏa tốc vào ngày 4/5/1963, Tỉnh đội cần chỉ đạo hợp đồng chiến đấu, nhưng máy 15W của Huyện đội Đức Phổ bị hỏng, tiểu đội thông tin vận động không có người biết đường. Lê Ngọc Sanh xung phong nhận nhiệm vụ này. Đây là mệnh lệnh chiến đấu, nếu chậm trễ hoặc sa vào tay giặc sẽ bị tổn thất lớn. Lợi dụng địch ngủ trưa, sơ hở đến 12h trưa anh đã vượt qua được đường 5A. Luồn lách qua những con đường mòn bên triền núi để tìm đến Huyện đội. Vượt qua bao hiểm nguy, thử thách. Đúng 14h ngày hôm sau thư hỏa tốc đã được giao đến tận tay cán bộ Huyện đội. Hai nửa riêng tư Đằng đẵng mười mấy năm xa cách, mải miết ở chiến trường nhưng làm sao anh quên được Thanh Trà - cô hàng xóm, mái tóc dài, mắt đen tròn mà anh thầm yêu, trộm nhớ, thương Trà mà anh chưa kịp nói. Nhớ buổi sáng năm ấy ra đi, qua cửa nhà em mà không dám gọi. Sau này nghe mẹ kể: "Ngày hôm sau, thấy vắng tiếng con, qua nhà được tin con đi làm cách mạng rồi, Trà ngồi lặng hồi lâu rồi sà vào lòng mẹ và em đã khóc nức nở. Mẹ vỗ về mà cũng chưa hiểu vì sao". Từ đó, ngày nào Trà cũng tranh thủ ghé sang thăm mẹ và giúp mẹ việc này, việc nọ... Mấy năm sau, em cũng xung phong vào bộ đội. Thư nối những bức thư, nhịp cầu tình yêu của hai người lính Ngọc Sanh và Thanh Trà ngày một đầy thêm. Họ đã thầm lặng vượt qua nghiệt ngã của chiến tranh, đợi mong một ngày nên vợ, nên chồng. Năm 1973, sau khi học xong ở Trường quân chính Quân khu 5, Thanh Trà được phân công làm trợ lý địch vận của Ban chính trị thuộc Tỉnh đội Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khóa bổ túc cán bộ chủ nhiệm thông tin cấp sư đoàn của Quân khu 5, Lê Ngọc Sanh được điều về nhận quyền chủ nhiệm thông tin Tỉnh đội Quảng Ngãi. Vậy là tình yêu và khoảng cách của họ đã được xích lại gần nhau hơn. Một ngày đẹp trời, ngày 7/10/1974 đám cưới của họ được tổ chức. Hôn lễ của người lính ngày ấy thật giản dị mà nồng ấm, không có xe hoa, nhẫn cưới, chỉ có bánh ngọt, nước trà và tiếng cười nói râm ran của đồng đội. Vợ chồng mặc bộ đồ quân phục. Sau đám cưới họ chỉ sống bên nhau đúng tuần trăng mật trong chiếc lán nhỏ mà đồng đội dành cho. Niềm hạnh phúc vợ chồng trẻ đang đến độ thì vợ chồng lại phải xa nhau. Anh cùng đoàn cán bộ của Tỉnh đội đi chuẩn bị chiến trường. Chị Thanh Trà đi làm công tác địch vận. Giờ kể lại phút chia tay ngày ấy, lòng anh bỗng rưng rưng xúc động: Đêm ấy chúng tôi dường như không ngủ, ngồi bên nhau giữa lưng đồi trên đất mẹ, vầng trăng non mờ ảo. Trà khóc nhiều lắm, ướt đẫm cả bờ vai tôi. Cả hai chỉ biết hẹn ngày gặp nhau ở đồng bằng vùng giải phóng trên quê hương xứ Quảng. Có một ngày không thể nào quên trong cuộc đời đó là ngày 14/10/1976, đơn vị anh có mặt ở thị xã Quảng Ngãi, anh được tranh thủ ghé về nhà thăm vợ. Chị Trà nghỉ phép, chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng. Tối ngày hôm sau, chị chuyển dạ. Anh kể: "Nhìn hình hài con vẹn nguyên là sự giải tỏa tâm lý mà biết bao ngày, đêm tôi lo lắng, bởi những năm tháng ở chiến trường tôi đã chiến đấu ở trong những cánh rừng trụi lá, giặc Mỹ đã rải chất hóa học đi-ô-xin...". Sau ngày giải phóng hai con của anh chị lần lượt ra đời và những đứa con của họ bây giờ đã trưởng thành. Chị Thanh Trà nay đã về hưu. Khi đọc tập thơ "Mênh mông nỗi nhớ" của anh, tôi cứ tâm đắc mãi bài thơ "Gửi anh ở Campuchia" chị viết cho anh khi anh đang làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn: "Tết này anh lại vắng nhà/Em và con đợi... mẹ, cha trông chờ/Con mình cứ hỏi bâng quơ/Ba đi chiến đấu bây giờ ở đâu?". Tạm biệt 46 năm cuộc đời quân ngũ, chia tay Học viện Lục quân nơi đại ngàn thông reo, thiếu tướng Lê Ngọc Sanh về với đời thường nơi thành phố biển.

Tin nổi bật