Giống như rất nhiều người trẻ tuổi khác, Tiểu Hạ (tên nhân vật đã được thay đổi) luôn bắt đầu ngày mới với một cốc cà phê. Cô năm nay 24 tuổi, đang làm nhân viên truyền thông tại Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc). Theo chia sẻ của Tiểu Hạ, thói quen này giúp cô tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, một cốc cà phê thực sự là “cứu cánh” cho cô vào những ngày thức khuya, căng thẳng hay không kịp ăn sáng.
Gần đây, cô phát hiện ra mình sụt cân, đau bụng âm ỉ, ăn uống không ngon miệng như trước. Thậm chí còn trở nên nhạy cảm với đồ ăn, rất dễ đầy bụng và buồn nôn. Tuy nhiên, vì quá bận rộn nên Tiểu Hạ không quá để tâm, chỉ tự mua thuốc tiêu hóa về uống. Cho đến một tuần trước, cơn đau bụng của cô trở nên dữ dội, cả người không còn sức lực đến mức phải nhờ đồng nghiệp đưa đến bệnh viện trong giờ làm.
Ảnh minh họa.
Tại bệnh viện, sau khi làm các kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị cho biết cô bị viêm loét dạ dày cấp tính dẫn tới thủng dạ dày. Ngay lập tức cô được chuyển tới phòng cấp cứu để phẫu thuật. Bác sĩ cho biết, hiện tình trạng bệnh của cô đã được kiểm soát tốt và không ảnh hưởng tới tính mạng.
Điều tra về bệnh sử, cô gái cho biết thói quen thường xuyên nhất và duy trì trong thời gian dài của cô là uống cà phê. Thời gian gần đây, cô nghe nói uống cà phê đen có thể hại dạ dày và làn da nên cô luôn uống latte - một loại cà phê sữa khá ngọt. Đặc biệt, gần đây để giảm cân cô còn dùng cà phê sữa thay thế luôn cho bữa sáng. Nếu quá đói, cũng chỉ ăn thêm một vài miếng trái cây.
Khi phân tích về ca bệnh này, bác sĩ cho rằng có 2 thời điểm không nên uống cà phê đó là khi bụng đói và lúc đang căng thẳng hay tức giận. Với trường hợp của bệnh nhân, cô gái này thường xuyên uống cà phê khi bụng đói, khi cơ thể thiếu năng lượng và dịch tiết dạ dày chưa ổn định, đường huyết dễ bị tác động.
Còn protein trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ được hệ tiêu hóa phân giải thành các loại acid amin, sau đó mới được hấp thụ. Nếu bạn uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành acid amin, thành phần acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
Ngoài ra, cô gái này còn thường không ăn thêm gì sau khi uống cà phê, hoặc chọn trái cây có vị chua để giảm béo nên càng không tốt cho dạ dày. Tất cả những điều kể trên hiệp đồng lại, lâu ngày gây tổn thương, viêm loét dạ dày. Mặc dù xuất hiện nhiều triệu chứng viêm loét dạ dày như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, đi ngoài phân đen… nhưng bệnh nhân vẫn chủ quan, dẫn tới biến chứng thủng dạ dày. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.
Dưới đây là một số thời điểm bạn không nên uống cà phê:
Một số thời điểm bạn không nên uống cà phê.
Theo Prevention, uống một ly cà phê lúc 6h khi chưa ăn không làm tăng mức năng lượng của bạn. Đó là bởi vì trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức độ hormone căng thẳng cortisol ở mức cao nhất, điều này thực sự giúp bạn tăng cường năng lượng tự nhiên.
Vì vậy, nhiều chuyên gia đồng ý rằng thời điểm tốt nhất để uống cốc đầu tiên là vào khoảng 10-12h sáng, khi mức cortisol bắt đầu giảm xuống. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được lượng cao tự nhiên của cơ thể và tiết kiệm lượng caffeine đó khi bạn thực sự cần.
Ngoài ra, cà phê có tính axit, uống khi đói có thể gây khó chịu. Nồng độ axit có thể không tốt với những người bị ợ chua, trào ngược, các vấn đề về tiêu hóa và thậm chí chỉ là đau bụng.
Nhiều người bị ốm thường muốn uống một cốc cà phê để tỉnh táo, loại bỏ cảm giác uể oải. Tuy nhiên, thực tế cà phê không phải là lựa chọn tốt nếu bạn bị ốm vì nó sẽ làm bạn mất nước và có thể gây khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, cà phê có thể làm cho dạ dày của bạn khó chịu, điều này khiến tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa mà bạn đang trải qua trở nên tồi tệ hơn.
Nước là thức uống tốt nhất khi bạn bị ốm. Nếu bạn muốn uống thứ gì khác, trà là lựa chọn tốt hơn cà phê. Trà có chứa chất chống oxy hóa và ít caffeine nên sẽ làm dịu cơn đau họng. Bạn có thể quay lại cà phê khi đã khỏe.
Uống cà phê trước khi đi ngủ có thể khiến bạn bị mất ngủ, khó ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới các triệu chứng như đau đầu, lo âu, thay đổi tâm trạng.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên uống cà phê sau 2 giờ chiều để tránh làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Một số người dựa vào cà phê để chữa khỏi cảm giác nôn nao do say rượu, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy điều này là đúng. Mặc dù uống cà phê có thể giúp giảm đau đầu do cai nghiện, nó cũng có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn do thu hẹp mạch máu và tăng huyết áp.
Quan trọng nhất, caffeine sẽ không làm bạn tỉnh rượu. Nó có thể khiến bạn tỉnh táo hơn, nhưng bạn vẫn say, suy giảm khả năng phán đoán.
Nếu bạn cảm thấy nôn nao sau khi uống rượu, hãy uống nước thay vì cà phê. Nếu bạn phải uống cà phê để tỉnh táo, hãy chỉ uống một ít và tiếp tục chủ yếu uống nước.
Nếu tâm trạng không tốt, một cốc cà phê có thể góp phần khiến ngày hôm đó của bạn thêm phần tồi tệ. Caffeine có khả năng tác động tiêu cực tới các tế bào thần kinh, kích thích sản sinh cortisol. Đây là hormone gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn chán và uể oải trong suốt ngày dài.
Một số thời điểm bạn không nên uống cà phê.
Nhiều người cho rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp cơ thể tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Tuy nhiên, caffeine lại không có tác dụng như vậy nếu bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục.
Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù uống nhiều.
Bạn không nên uống cà phê ngay sau khi tập luyện. Nó có thể ngăn chặn sự thèm ăn và dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu. Trong một số trường hợp, cà phê gây đau đầu do năng lượng sẵn có và mất nước.
Trong khi đó, sau khi tập thể dục, điều có thể cần là nhiên liệu hoặc hydrat hóa. Thức uống chứa nhiều caffein có tính lợi tiểu, điều đó có nghĩa khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn. Khi bạn vừa tập xong, cơ thể đang ở trong tình trạng mất nước nên điều này tất nhiên là không tốt.