Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cô dâu Việt lấy chồng ngoại: Đắng ngắt "lấy nhau vì tiền"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Những năm gần đây, số lượng phụ nữ bị bán qua nước ngoài tăng nhanh đột biến, chiếm tới 90\% trong các vụ mua bán người. Phần lớn những nạn nhân bị lừa bán đều có

(ĐSPL) - Những năm gần đây, số lượng phụ nữ bị bán qua nước ngoài tăng nhanh đột biến, chiếm tới 90\% trong các vụ mua bán người. Phần lớn những nạn nhân bị lừa bán đều có hoàn cảnh khó khăn, hoặc ở những vùng sâu bị một số đối tượng lừa bán qua biên giới. Riêng các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... tỷ lệ này lên tới 78\%.

Những điểm nóng

Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, tại tỉnh Trà Vinh, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp lấy chồng nước ngoài. Tuy nhiên, việc lấy chồng ngoại đang ngày càng diễn biến phức tạp.

Thông qua con đường môi giới bất hợp pháp, nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Thậm chí, họ còn bị chính người thân trong gia đình lừa bán để kiếm tiền mà không hề hay biết.

Những đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị Công an tỉnh Đồng Tháp phát hiện.

Sau những ngày bị lừa bán rồi được giải thoát trở về nước, nhiều phụ nữ đã mang trong mình một dư chấn tâm lý nặng nề. Họ muốn hoà nhập với cuộc sống hiện tại nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề pháp lý. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có trên 2.000 trường hợp phụ nữ lấy chồng ngoại. Phần lớn tập trung tại hai huyện là Vị Thuỷ và Phụng Hiệp. Nguyên nhân chính cũng chỉ vì đồng tiền mà phải vất vưởng xứ người.

Xem video: 

Thiếu nữ thoát khỏi “động quỷ” trở về tố cáo kẻ buôn người

Một cán bộ tư pháp xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy) cho biết: “Từ lâu, xã Vị Thắng vẫn được xem là điểm nóng của phong trào lấy chồng ngoại. Hiện chúng tôi đang rất lo ngại, khi mà địa phương ngày càng có nhiều đứa trẻ là con lai. Tính đến thời điểm hiện tại thì có 11 đứa trẻ đều mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc. Chính quyền địa phương cũng tạo nhiều điều kiện cho các cháu đi học, nhưng không có sổ hộ khẩu nên không được công nhận là công dân Việt Nam. Vì thế mà mọi quyền lợi về bảo hiểm y tế và một số phúc lợi khác... sẽ bị hạn chế”.

Từng là một cô gái lấy chồng Đài Loan và bị ngược đãi, chị Mai Thị T. (30 tuổi, quê Hậu Giang) cho biết: “Khi chưa lập gia đình tôi mơ ước sẽ được đi lấy chồng nước ngoài để có một cuộc sống tốt đẹp và kiếm thật nhiều tiền gửi về quê cho ba mẹ chữa bệnh. Nhưng khi qua tới nơi mới biết chồng mình là một người rất nghèo, ở nhà thuê và hàng tháng còn phải trả nợ ngân hàng. Nhiều lúc không tìm được tiếng nói chung giữa hai bên, nên tôi thường xuyên bị chồng ngược đãi. Khổ nhất là lúc mới sinh con, một thân một mình nơi đất khách quê người không biết kêu ai. Sau nhiều lần như vậy, tôi đã cố gắng tìm mọi cách để trốn về Việt Nam”.

Giấc mộng giàu sang làm dâu xứ người, khiến nhiều cô gái phải đối mặt với một sự thật khủng khiếp, khi bị gia đình chồng xem như một món hàng tình dục và bị đá như một trái bóng khi không cần thiết. Nhiều phụ nữ mong muốn lấy chồng ngoại nhằm thực hiện ước mơ của cha mẹ, và xem đó là mốt thời đại làm thay đổi cuộc sống của mình. Họ luôn nghĩ lấy chồng ngoại sẽ kiếm được nhiều tiền để phụ giúp gia đình. Nhưng thực tế, cuộc sống của những cô gái ấy không phải như những gì được thấy trong phim ảnh.

Chị X. bỏ chồng ngoại khi về nước vẫn gặp rắc rối về thủ tục pháp lý. 

Bất chấp thủ đoạn để lấy chồng ngoại

Để qua mặt cơ quan chức năng, các đối tượng không tổ chức đưa đàn ông nước ngoài về Việt Nam chọn vợ, mà chúng đưa các phụ nữ Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài để bán (dưới hình thức du lịch). Sau đó tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn rồi mới trở về Việt Nam nộp hồ sơ xin ghi chú đăng ký kết hôn. Riêng tại Cần Thơ, có tới 3.185 trường hợp phụ nữ đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Ngoài ra, có 7.578 trường hợp đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, về ghi chú kết hôn tại sở Tư pháp của tỉnh nhà.

Đại tá Lê Văn Bé Sáu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Một thủ đoạn mới của các đối tượng môi giới, để đưa nạn nhân ra nước ngoài là làm giấy tờ giả, thay tên đổi họ, năm sinh từ các tỉnh khác về Đồng Tháp nhập sổ hộ khẩu, làm hộ chiếu xuất cảnh lấy chồng nước ngoài. Công an tỉnh đã phát hiện trên 50 trường hợp phụ nữ xuất cảnh ra nước ngoài với thủ đoạn như trên nhưng không thể xác minh được nhân thân, lai lịch vì họ đã thay tên đổi họ 100\%, điều này cũng gây khó khăn cho cơ quan điều tra”.

Phần lớn các phụ nữ lấy chồng ngoại khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài rất hạn chế, trình độ học vấn thấp, độ tuổi chênh lệch giữa chú rể và cô dâu từ 10 đến 20 tuổi. “Lý do chủ yếu để lý giải việc các cô gái lấy chồng nước ngoài, là mong muốn đổi đời của họ, có cuộc sống giàu sang không phải mưa nắng trên đồng ruộng. Đây không chỉ là suy nghĩ của những phụ nữ muốn lấy chồng ngoại, mà ngay cả bố mẹ và người thân của họ cũng có suy nghĩ như vậy”, một vị lãnh đạo sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang cho biết.

Chị Huỳnh Phương L. (29 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), một nạn nhân bị lừa sang Trung Quốc nghẹn ngào kể: “Tôi thầm ước cuộc đời mình có ngày được đổi đời một cách nhanh chóng nên nghe theo lời rủ rê sang Trung Quốc giúp việc nhà với mức luơng cao. Nào ngờ, khi mới qua Trung Quốc, tôi bị bán rồi về làm vợ người ta. Mẹ chồng thì cay nghiệt, khi được lực lượng công an giải cứu, tôi xin mấy bộ đồ mang theo nhưng mẹ chồng lấy lại, đốt sạch. Đến lúc về nước mới phát hiện, mình đang mang thai hai tháng, hiện tại chưa biết phải sống như thế nào vì bản thân không có việc làm, kinh tế gia đình rất khó khăn”.

Để hạn chế vấn nạn này, một lãnh đạo sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang cho rằng: “Vấn đề quan trọng lúc này là cần tập trung tuyên truyền sâu rộng tại các vùng nông thôn. Siết chặt công tác phỏng vấn kết hôn khi có yếu tố nước ngoài để xác định rõ tính tự nguyện. Nếu phát hiện có tình trạng nghi ngờ về môi giới hôn nhân nhằm mục đích trục lợi, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục... thì cần phải ngăn chặn và từ chối đăng ký kết hôn”.

Tuy nhiên, theo Thượng tá Trương Văn Nam, Trưởng phòng CSĐT về TTXH Công an TP. Cần Thơ: “Thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện khá chặt chẽ, người được phỏng vấn kết hôn phải đáp ứng các yêu cầu như: CMND, hộ khẩu, xác nhận tình trạng hôn nhân, hiểu biết văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán... của nước chồng hoặc vợ. Do đó, những năm trước, tại Cần Thơ thường xảy ra tình trạng các đối tượng môi giới xúi giục nạn nhân cắt, chuyển hộ khẩu đến địa phương khác để làm thủ tục dễ dàng hơn. Lực lượng công an đã phát hiện gần 20 đối tượng nhập cảnh trái mục đích, kết hôn trái phép”.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục, cảnh tỉnh chị em

GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng viện Nghiên cứu Giới và phát triển cho rằng: “Chuyện các cô gái đi lấy chồng ngoại để thực hiện nghĩa vụ báo hiếu, đây là một quan điểm hết sức lạ. Tại Trung Quốc, phụ nữ Việt Nam bị bán sang đây như một món hàng, họ được trả giá rồi sau đó bị đưa vào các động mại dâm. Theo tôi, cần có một tổ chức truyền thông, giáo dục sâu rộng hơn nữa về nhân phẩm và quyền con người”.

Đức Vượng

Tin nổi bật