Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia Nga: TQ bị lên án, phải giải thích trước LHQ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo chuyên gia Nga, việc Trung Quốc đưa tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trên Biển Đông ra Liên Hợp Quốc là nhằm giải thích sau khi bị lên án mạnh mẽ.

(ĐSPL) - Theo chuyên gia Nga, việc Trung Quốc đưa tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trên Biển Đông ra Liên Hợp Quốc là nhằm giải thích sau khi bị lên án mạnh mẽ.

Học giả Dmitry Mosyakov - giám đốc Trung tâm Đông Nam Á Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhận được công hàm chính thức trình bày quan điểm của Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan 981và  Bắc Kinh cũng yêu cầu phổ biến tài liệu cho toàn bộ 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, giàn khoan dầu Hải dương 981 trở thành yếu tố kích thích bất hòa chưa từng thấy trong quan hệ Trung Quốc và Việt Nam. Công hàm gửi tới ông Ban Ki-moon giống như một nỗ lực làm giảm bớt sức ép  trong dư luận thế giới.
Học giả Nga Dmitry Mosyakov - giám đốc Trung tâm Đông Nam Á Viện Nghiên cứu phương Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga - nhận xét: “Động thái hạ đặt giàn khoan đã dẫn tới sự chỉ trích dữ dội từ phía Việt Nam, Philippines. Một số quốc gia mạnh mẽ lên án Trung Quốc, một số tỏ ra kiềm chế nhưng cũng phê phán. Trong khi đó, ý kiến của ASEAN - một trong những đối tác thương mại và chính trị lớn nhất - có trọng lượng rất đáng kể đối với ​​Trung Quốc. Cả ý kiến ​​của cộng đồng quốc tế cũng vậy. Do đó, việc đệ trình công hàm tại Liên Hợp Quốc chính là nỗ lực giải thích. Đó có thể là bước đầu tiên tiến tới mở đầu đàm phán một nội dung rất quan trọng. Những xung đột như vậy cần được giải quyết bằng đàm phán và sự nhượng bộ lẫn nhau”.
Ông  Mosyakov cho rằng công hàm phản đối Việt Nam của Trung Quốc sẽ gây những phản ứng chống Trung Quốc trong các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Tuy thấy trước điều này, nhưng Bắc Kinh vẫn hy vọng đạt được mục tiêu khác.
Học giả Mosyakov nói tiếp: “Mỹ có khả năng đề xuất một  nghị quyết lên án hoặc tiến hành một động thái nào đó. Nhưng vấn đề không chỉ nằm trong việc thông qua các tài liệu. Năm 2009, Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã gửi tài liệu vạch đường ranh giới mới của nước này ở Biển Đông. Vùng lãnh thổ tranh chấp trên các bản đồ do Trung Quốc trình bày nhìn giống hình ‘lưỡi bò’. Tình hình dường như đang được lặp lại. Có lẽ, lần này Trung Quốc coi Liên Hợp Quốc như một tổ chức sẽ hợp thức hóa việc họ hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ý định này của Trung Quốc là hoàn toàn có thể”.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, Trung Quốc rõ ràng đã thực hiện một động thái phòng ngừa. Công hàm chính thức gửi Liên Hợp Quốc còn có thể cho thấy Trung Quốc chấp nhận khả năng leo thang và tìm cách xoa dịu trước những tác động tiêu cực tiềm năng do hành động của họ  gây ra.

Tin nổi bật