Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hành động của TQ trên Biển Đông là có hệ thống và chỉ đạo

(DS&PL) -

Đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao VN về những hành động gây hấn của TQ trên Biển Đông trong thời gian gần đây.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam về những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây.


Trung Quốc đang ngày càng hành xử hung hăng hơn trên Biển Đông, đó là nhận xét chung của các chính trị gia, các học giả, các nhà nghiên cứu khi chứng kiến những hành động leo thang đầy nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông trong suốt thời gian qua.

Có thể khẳng định một điều, nếu như chỉ nhìn vào những tuyên bố và cam kết của Trung Quốc trên các diễn đàn khu vực, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hết được ý đồ của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đã cùng với ASEAN kí cam kết ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, Trung Quốc cũng đã cam kết cùng ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC. Trung Quốc cũng có một loạt các tuyên bố và cam kết song phương với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó đều nói rõ là các bên không được có những hành động đơn phương nhằm làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông.

Thế nhưng, trên thực tế, những gì diễn ra tại Biển Đông từ năm 2009, thời điểm Trung Quốc chính thức đưa cái gọi là “Tuyên bố đường đứt đoạn” lên Liên Hiệp Quốc đã cho thấy một thực tế khác hẳn só với những gì mà Trung Quốc đã tuyên bố.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao: “Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc đã có các biện pháp để thực thi yêu sách chủ quyền của mình một cách có hệ thống và có sự chỉ đạo một cách nhất quán từ cấp cao nhất. Đặc biệt là Trung Quốc đã triển khai các biện pháp rất mạnh mẽ trên các lĩnh vực sau: Thứ nhất là các biện pháp hành chính – thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa; các biện pháp quân sự - ví dụ thành lập đơn vị quân đồn trú ở thành phố Tam Sa một cách trái phép. Họ cũng đồng thời triển khai một loạt các cơ quan thực thi pháp luật ở Biển Đông, họ tăng rất nhiều các tàu thuyền, rồi tiến hành cái gọi là tuần tra ở trên Biển Đông rất thường xuyên.

Như vậy có thể thấy rằng các biện pháp của Trung Quốc hoàn toàn là có hệ thống, được chỉ đạo từ cấp cao nhất. Một số học giả đã đánh giá rằng mục tiêu thực sự của Trung Quốc là biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, đặc biệt là vào năm 2020 khi mà Trung Quốc kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản của Trung Quốc thì Trung Quốc muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông”.

Đây cũng là ý kiến của hầu hết các học giả uy tín trên thế giới khi nghiên cứu tình hình Biển Đông. Họ đều cho rằng sự việc giàn khoan Hải Dương 981 là một dấu mốc mới trong quá trình hiện thực hóa mưu đồ kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Hành động này nhằm gửi tới thế giới một thông điệp đầy khiêu khích của giới lãnh đạo Trung Quốc, đó là họ sẽ đơn phương khẳng định chủ quyền đối với hầu hết diện tích ở trên Biển Đông.

Nói sâu hơn về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn cho biết: “Không những số lượng những vụ việc mà Trung Quốc gây hấn với tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà mức độ nghiêm trọng của các sự việc cũng ngày một tăng lên, cả phạm vi địa lí của các vụ việc cũng ngày một tăng lên. Nó không chỉ diễn ra gần khu vực quần đảo Hoàng Sa nữa mà nó ngày càng tiến xa xuống phía Nam, ngày càng tiến gần vào bờ biển của các quốc gia có liên quan.

Theo dõi các sự vụ xảy ra trên Biển Đông, ta cũng có thể thấy mức độ quân sự hóa của các sự vụ Trung Quốc gây ra ngày càng cao, Trung Quốc ngày càng sử dụng những lực lượng quân sự và bán quân sự vào các vụ việc như vậy. Một điều hết sức quan trọng là mức độ vi phạm luật pháp quốc tế của các vụ việc mà Trung Quốc gây ra ngày càng tăng lên. Tức là có sự coi thường ngày càng cao đối với hiệu lực của luật pháp quốc tế.

Rất nhiều nhà học giả trên thế giới đang bày tỏ lo ngại về hành vi ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông, người ta cho rằng đây đang là kỉ nguyên của biển cả, vì vậy cho nên tất cả các quốc gia đều phải dựa vào Công ước Luật biển quốc tế để bảo đảm một trật tự, một sự ổn định ở trên biển.

Ấy vậy mà Trung Quốc lại hành xử một cách thiếu cơ sở pháp lý như vậy làm người ta đặt vấn đề rằng, vậy thì các nguyên tắc rất căn bản để giữ cho trật tự đó trên biển cũng như giữ trật tự trên toàn cầu nó liệu còn được bảo đảm hay không? Vì vậy người ta đang rất lo ngại, với cách hành xử này của Trung Quốc thì tự do an toàn hàng hải sẽ bị xâm phạm và điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự thế giới".

Tin nổi bật