Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ đầu tư BOT kêu cứu, “dọa” trả dự án cho Bộ Giao thông

(DS&PL) -

Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đề nghị trả dự án vì các khoản chi bắt buộc trong hơn 1 năm qua của dự án này đã lên đến 370,5 tỷ đồng, trong khu thu phí được 16 tỷ.

Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đề nghị trả dự án vì các khoản chi bắt buộc trong hơn 1 năm qua của dự án này đã lên đến 370,5 tỷ đồng, trong khi doanh thu thu phí chỉ được 16 tỷ đồng.

Chủ đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đề nghị trả dự án vì chưa tính số tiền hoàn vốn, các khoản chi bắt buộc trong hơn 1 năm qua của dự án này đã lên đến 370,5 tỷ đồng, trong khi doanh thu thu phí chỉ được 16 tỷ đồng.

Nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới vừa gửi văn bản đề nghị Quốc hội xem xét chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan giải quyết để dự án được hoàn vốn theo đúng cam kết của Hợp đồng.

Chủ đầu tư BOT kêu cứu, “dọa” trả dự án cho Bộ Giao thông. Ảnh: Tiền phong

Cụ thể, ông Lâm Hoàng Linh - Giám đốc  Công ty BOT này cho hay, doanh nghiệp đang rất khó khăn vì không được thu phí tại 2 trạm thu phí đúng như hợp đồng BOT ký với Bộ Giao thông Vận tải. Trong khi chưa có đủ doanh thu để hoàn vốn cho dự án thì doanh nghiệp dự án vẫn phải tổ chức các hoạt động khai thác, duy tu, bảo trì tuyến đường, trả lãi vay, nợ gốc, trả lương cho bộ máy quản lý, người lao động…

Trong gần hai năm qua, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã phải huy động vay mượn bằng nhiều nguồn kinh phí để trả lãi vay, trả nợ gốc cho ngân hàng. Tiền lương của cán bộ công nhân viên thực hiện dự án chưa đủ. Các khoản chi phí và duy trì hoạt động của doanh nghiệp dự án, chi phí duy tu bảo trì cho hoạt động dự án trên 370,5 tỷ đồng, trong khi doanh thu thu phí chỉ được 16 tỷ đồng.

 Trạm BOT Ninh Lộc. Ảnh: VnExpress

Ông Linh cho hay, việc kéo dài không giải quyết cũng sẽ khiến tổng mức đầu tư dự án tăng lên vì chi phí lãi suất, duy tu bảo dưỡng tăng và khoản phí này người dân phải chịu thông qua việc thu phí trong tương lai. Nếu sự việc không thể giải quyết, liên doanh buộc phải tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải "trưng mua" lại dự án này.

Trước đó, hồi tháng 5, chủ đầu tư Khánh Hòa cũng đòi trả BOT ở Khánh Hòa cho Bộ Giao thông Vận tải. Được biết, trước đó, chủ đầu tư chỉ được Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận cho miễn 100% cho xe buýt công cộng và giảm 40%-50%, cho các loại xe của 8 xã phường.

Trường hợp Bộ Giao thông  Vận tải không thống nhất và để tránh gây mất ổn định trật tự xã hội, mất an toàn giao thông... nhà đầu tư đề nghị xem xét dừng thu phí tại trạm BOT Ninh Lộc; đồng thời, xem xét lại phương án tài chính theo hướng bố trí nguồn vốn nhà nước, hoàn vốn cho nhà đầu tư hoặc đề nghị Bộ tổ chức thu.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật