Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu ảnh hưởng tới tăng trưởng của châu Á

(DS&PL) -

Do kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì vậy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới châu Á.

Do kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì vậy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới châu Á.

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế ở khu vực châu Á. Ảnh: FTchinese.

Vài tháng qua, cùng với sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lệ thuộc xuất khẩu khác vừa bàng quan, vừa lo ngại hoạt động xuất khẩu của mình bị ảnh hưởng dây chuyền.

Gần đây, những lo lắng nêu trên đã trở thành hiện thực do ảnh hưởng từ sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã tác động đến các vùng của khu vực này. Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu kinh tế và các chính phủ ở châu Á đã bắt đầu đưa ra cảnh báo về rủi ro: "Trung Quốc có thể giảm tất cả các nhu cầu, từ quặng sắt của Australia, xe hơi của Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng trên bãi biển ở Thái Lan".

Mặc dù một số CEO cho biết họ vẫn chưa nhìn thấy dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhưng những CEO khác bắt đầu quan sát được những tác động tiêu cực tới các ngành nghề.

Hãng ô tô Hyundai Hàn Quốc gần đây tuyên bố, lợi nhuận quý 3 của năm 2018 giảm mạnh, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân chính là sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc và Mỹ, hai thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty này.

Chính phủ Hàn Quốc vừa tuyên bố nhiều biện pháp kích thích trong đó có giảm thuế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm. Tháng 9/2018, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 8% so với cùng kỳ, là mức lớn nhất trong hơn 2 năm qua. Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon cảnh báo, do rủi ro bên ngoài không ngừng trầm trọng hơn, triển vọng kinh tế Hàn Quốc có thể xấu đi.

Ở Nhật Bản, tập đoàn chuyên sản xuất máy photocopy và máy chụp ảnh là Canon đã tỏ ra lo ngại, cho rằng nếu tranh chấp Trung - Mỹ tiếp diễn, làm chậm tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này, thì có thể gây ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế toàn cầu.

Quan chức phụ trách tài chính hàng đầu của Canon là Toshizo Tanaka cho rằng: "Một trong những lo ngại là cuộc chiến thương mại này sẽ tiếp tục kéo dài. Một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là phải chăng cuộc chiến này sẽ trở thành chất xúc tác làm chậm phát triển kinh tế, không chỉ là Trung Quốc và Mỹ, mà còn các khu vực khác trên thế giới".

Tại Đài Loan, các nhà phân tích cảnh báo, do kinh tế Đài Loan lệ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc Đại lục các hàng hóa điện tử khoa học công nghệ cao, lượng thương mại khu vực giảm, tiêu thụ ở Trung Quốc giảm sẽ tạo ra rủi ro rất lớn cho kinh tế Đài Loan.

Nhà nghiên cứu kinh tế Iris Pang của Tập đoàn quốc tế Hà Lan (ING) cho rằng: “Cùng với sự phát triển chậm lại của ngành chế tạo, mức độ ổn định của tiền lương và việc làm thực sự đối mặt với rủi ro”. Theo bà, mặc dù tăng trưởng GDP có thể bị ảnh hưởng “rất nhanh”, nhưng chính phủ vẫn chưa đưa ra được biện pháp ứng phó.

Tuy nhiên, hãng sản xuất bán dẫn Đài Loan TSMC, một nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cho biết khách hàng Đại lục của họ vẫn chưa thay đổi hành vi do chiến tranh thương mại. Khách hàng Đại lục chiếm khoảng 10% tiêu thụ của TSMC.

Tổng giám đốc TSMC Ngụy Triết Gia khẳng định: “Trong ngắn hạn, chúng tôi không thấy có ảnh hưởng gì”.

Đầu tháng 10/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương (East Asia and Pacific Economic Update), dự đoán, 2 năm sau, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tụt giảm 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng tổng thể của các nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,5%.

WB cho rằng, Trung Quốc xuất hiện khủng hoảng tăng trưởng sẽ dẫn tới giảm nhập khẩu các hàng hóa vật tư sản xuất, những hàng hóa này chiếm tỷ lệ rất lớn trong xuất khẩu của Mông Cổ, Myanmar, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Điều này “làm cho những nước này rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của kinh tế Trung Quốc”.

Thái Lan phát hiện, tháng 9/2018, số lượng du khách từ Trung Quốc giảm 15%. Trung Quốc là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất của Thái Lan. Chính phủ nước này hiện đang tìm cách thu hút người Trung Quốc quay lại.

Mặc dù du khách giảm phần nào do ảnh hưởng bởi một sự cố du thuyền hồi tháng 7/2018, nhưng các quan chức lo ngại kinh tế phát triển chậm lại cũng có thể cản trở du khách đi du lịch. Sự cố hồi tháng 7 này đã khiến cho ít nhất 47 người gặp nạn, dẫn đến một số tour du lịch bị hủy bỏ.

Nhà nghiên cứu kinh tế cao cấp của WB tại Thái Lan Kiatipong Ariyapruchya cho rằng: “Những năm gần đây, ngành du lịch luôn là động lực tăng trưởng to lớn, nhưng ngành du lịch tồn tại biến động lên xuống, gần đây ngành này đang phát triển chậm lại”.

Cuộc gặp Tập Cận Bình - Donald Trump sắp tới sẽ chưa có khả năng kết thúc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Ảnh: FTchinese.

Australia là một trong những nền kinh tế phát triển có quan hệ chặt chẽ nhất với Trung Quốc. Năm 2017, xuất khẩu hàng hóa tổng trị giá khoảng 71 tỷ USD của Australia có khoảng hơn 1/3 xuất sang Trung Quốc. Australia là một trong những nước sản xuất than đá và quặng sắt có chi phí thấp nhất thế giới.

Hiện còn chưa có dấu hiệu rõ rệt cho thấy kinh tế Australia đang bị thiệt hại, nhưng các nhà phân tích cho rằng, nếu tình hình tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc kéo dài, Australia sẽ bị tác động. Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, GDP của Australia năm 2018 sẽ tăng trưởng 3,2%, cao nhất trong nhiều năm qua.

Nhà nghiên cứu kinh tế Saul Eslake từ Đại học Tasmania, Australia cho rằng: “Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại rõ rệt, Australia vẫn rất dễ bị ảnh hưởng. Đây không chỉ là do tỷ lệ của Trung Quốc trong xuất khẩu của Australia rất cao, mà còn do Bắc Kinh thực sự đang quyết định giá cả hàng hóa cùng loại của chúng tôi xuất khẩu tới các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan”.

ĐÔNG PHONG  (Theo FTchinese)

Tin nổi bật