Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chỉ số ô nhiễm trong các tòa nhà ở Hà Nội đã lên tới mức báo động

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nồng độ CO2 trong không khí, nồng độ Formaldehyde, nồng độ bụi hô hấp… bên trong nhiều tòa nhà, cao ốc ở Hà Nội đang vượt quá tiêu chuẩn quốc tế cho phép rất nhiều.

(ĐSPL) – Nồng độ CO2 trong không khí, nồng độ Formaldehyde, nồng độ bụi hô hấp… trong nhiều tòa nhà, cao ốc ở Hà Nội đang vượt quá tiêu chuẩn quốc tế cho phép rất nhiều.


Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động tại sáu văn phòng trong bốn tòa nhà ở nội thành Hà Nội cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm (nơi cao nhất là 940ppm), nồng độ Formaldehyde là 0,023 ppm (cao nhất 0,046 ppm), nồng độ ozon là 0,067ppm (cao nhất là 0,091ppm), nồng độ các chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33 ppm, nồng độ bụi hô hấp là 0,208 mg/m3, các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm là 1285Sl/m3 kk.

Được biết, hiện Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn không khí trong nhà. Tuy nhiên nếu áp các chỉ số trên vào một số tiêu chuẩn của quốc tế thì thấy vượt tiêu chuẩn cho phép cả về nồng độ formaldehyde, nồng độ bụi hô hấp và các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm.

Trong khi đó, formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào danh sách hóa chất độc hại với sức khỏe.

Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể như mũi, họng, phổi.

Sự tồn tại của formaldehyde ở môi trường trong nhà (do gỗ, rèm cửa, chăn gối, drap trải giường, bọc đệm ghế, thảm..) luôn cao hơn môi trường ngoài trời. Vì vậy việc nhiễm formaldehyde đối với sức khỏe con người diễn ra liên tục và có tính tích lũy.

Khí Ôzôn cũng làm tổn thương đường dẫn khí, gây viêm các tế bào gây ho, ngứa họng, khó chịu trong lồng ngực đồng thời làm giảm chức năng phổi. Ôzôn cũng làm nặng hơn các bệnh về hô hấp và giảm khả năng của cơ chế chống lại vi sinh vật xâm nhập vào hệ hô hấp, nhất là bệnh hen suyễn.

Theo đánh giá của WHO, ô nhiễm không khí trong nhà đáng lo ngại nhất vì phần lớn hoạt động của con người diễn ra trong nhà (theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, con người dùng khoảng 80-90\% hoạt động trong nhà).

Một công bố của WHO chỉ ra năm 2012 có bảy triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà, tập trung tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng cao gấp 2-8 lần so với các bệnh có nguyên nhân là ô nhiễm bên ngoài.

 

Tin nổi bật